Hà Nội: Đảm bảo cung ứng đủ hàng Tết

"Hà Nội đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá” - Đó là khẳng định của doanh nghiệp Hà Nội tại Hội nghị Công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024 giữa Bộ Công Thương với Sở Công Thương Hà Nội diễn ra sáng nay.

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Giáp Thìn, ngành Công thương Hà Nội đã lên phương án dự trữ lượng hàng hóa trị giá 40.900 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết năm 2023, trong đó ưu tiên hàng Việt Nam và đặc sản vùng, miền.

Năm 2023 Thành phố Hà Nội đã triển tổ chức trên 100 hoạt động, sự kiện giao thương, xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ trên 5.000 sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của Hà Nội và các tỉnh vào hệ thống phân phối; hỗ trợ kết nối tiêu thụ khoảng 500.000 tấn hàng hóa từ các tỉnh, thành phố.

Doanh nghiệp Hà Nội đảm bảo cung ứng đủ hàng Tết

Thời gian tới, bộ Công thương đề nghị sở Công thương Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa nhất là xăng dầu, theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa để đáp ứng nhu cầu, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa vào trung tâm thành phố; tăng cường kiểm soát thị trường, nhất là lương thực - thực phẩm. 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày hội kết nối kinh doanh 2025 vừa là cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu về sản phẩm, năng lực lẫn nhau; vừa là nơi kết nối với cộng đồng doanh nhân trẻ, đối tác trong và ngoài nước.

Việt Nam đang là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp châu Âu muốn được mở rộng đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, các động lực tăng trưởng mới, các ngành nghề mới nổi,

Tọa đàm “Đối thoại Hà Nội 2025 Kỷ nguyên mới - Vận hội mới”, do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức chiều ngày 28/2, đã thu hút đông đảo các doanh nhân, nhà đầu tư của các tỉnh, thành cả nước.

Tình hình tài chính khó khăn khiến Nhựa Rạng Đông bị nhảy nhóm nợ xấu, kéo theo việc mất khả năng thanh toán và chậm công bố báo cáo tài chính.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế suất hiện nay (20%) để hỗ trợ khu vực này phát triển bền vững.

Để duy trì hoạt động và đáp ứng kịp tiến độ xuất khẩu trước những tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, nhiều đơn vị trong ngành dệt may đang đẩy mạnh tuyển dụng và bổ sung nhân lực.