Hà Nội cần phát triển giao thông xanh

Gần đây, thành phố Hà Nội đã lần lượt đưa loại hình xe buýt điện, xe đạp đô thị vào hoạt động. Việc này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng, mà còn thể hiện nỗ lực của thành phố trong chuyển đổi sử dụng phương tiện "xanh", thân thiện với môi trường.

Hai năm với hơn 6 triệu km đường di chuyển, xe đạp công cộng giúp giảm thiểu 183 nghìn kg CO2/năm, tương đương lượng hấp thụ của 8.749 cây xanh. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, có 105 trạm xe đạp công cộng được kết nối với các bến metro, xe buýt, BRT với hơn 402 nghìn chuyến. Trong đó, người dân dùng phương tiện này để đi làm chiếm 17% trong tổng số nhu cầu sử dụng.

Còn đối với xe bus, kể từ tuyến buýt điện đầu tiên được chính thức đưa vào vận hành, đến nay, xe bus điện thông minh đã phục vụ 44 triệu hành trình di chuyển; giảm phát thải tương đương với hơn 1 triệu cây xanh. 

Ông Đỗ Đức Hậu, Tổng GĐ Công ty TNHH ADVANTECH VIỆT NAM TECHNOLOGY cho biết: "Hệ thống xe bus điện không phát ra khí thải, bảo vệ môi trường. Nó được cập nhật các công nghệ hiện đại, cập nhật những lợi ích mới nhất trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật… giúp hành trình hành khách an toàn hơn, các công ty vận hành nâng cao hiệu quả chất lượng vận hành hơn."

Muốn xây dựng và phát triển giao thông xanh thì phải hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân và phát triển mạng lưới giao thông công cộng. Cơ quan quản lý cần triển khai các phương án giao thông sử dụng nhiên liệu sạch và năng lượng tái tạo, có giải pháp nâng cao sự tiện lợi để khuyến khích người dân tự giác chuyển sang sử dụng những mô hình giao thông này.

Ông Đỗ Bá Dân – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trí Nam cho biết: "Tích hợp tất cả các dịch vụ công cộng chung trên một nền tảng để người dân cùng tra cứu, kết hợp hỗn hợp các loại hình công cộng. Lắp 1000 chip hiện đại trên đường để biết được đường xá có ổ gà không, có xe dừng đỗ không, có lạng lách không, thu thập thông tin bụi mịn… để có kế hoạch phát triển giao thông xanh cho thủ đô."

Hà Nội đang chịu nhiều áp lực liên quan đến hạ tầng, giao thông, môi trường. Giao thông công cộng, nhất là giao thông xanh cần trở thành lựa chọn sử dụng hàng ngày. Đây là hướng đi đúng đắn và khả thi với giao thông Hà Nội. 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số; mỗi cán bộ Mặt trận, mỗi đoàn viên, hội viên phải là người tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số.

Khi xử lý thủ tục "phi địa giới hành chính", người dân "cứ gần chỗ nào giải quyết thủ tục hành chính là đến; gặp trụ sở ở đâu là có thể giải quyết được thủ tục hành chính". Đây chính là nhiệm vụ mà Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao cho Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố tại cuộc làm việc vào chiều 8/4.

Trung tâm Văn hóa Phật giáo Thủ đô có diện tích khoảng 5,38 ha tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, là nơi đặt trụ sở chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hà Nội và là không gian văn hóa thu hút người dân, du khách.

UBND quận Ba Đình đang tiến hành các biện pháp kiên quyết nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh, sứ mệnh của Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố không chỉ là rút ngắn thời gian xử lý thủ tục mà còn là tái cấu trúc lại chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.

Thủ đô Hà Nội sẽ đồng hành và ủng hộ Triển lãm mang tên “Hành trình về với Mexico cổ đại”.