Hôm nay, chất lượng không khí Hà Nội ở ngưỡng nguy hại

Sáng nay (30/11), Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất từ đầu mùa khi chỉ số chất lượng không khí AQI phổ biến ở ngưỡng rất xấu và nguy hại. Ứng dụng AirVisual xếp Hà Nội ô nhiễm thứ hai thế giới.

Một tuần qua, đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất ở Hà Nội đã diễn ra với xu hướng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ảnh minh hoạ

Sáng ngày 30/11, Hà Nội tiếp tục bao phủ bởi bụi mịn. Ứng dụng theo dõi chất lượng không khí PAM Air ghi nhận chất lượng không khí Hà Nội phổ biến ở ngưỡng rất xấu với chỉ số AQI phổ biến từ 200-300, rất có hại cho sức khỏe tất cả mọi người.

Đáng lưu ý, so với hôm qua, số lượng các điểm đo có chất lượng không khí ở mức nguy hại (mức nguy hiểm nhất do ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tất cả mọi người) tăng đột biến.

Chỉ số AQI của Hà Nội sáng ngày 30/11

Tại điểm đo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Cầu Giấy), hai điểm đo tại Tây Hồ và điểm đo ở Trâu Quỳ (Gia Lâm) đều ghi nhận chỉ số AQI ở mức nguy hại. Nơi có chất lượng không khí kém nhất thủ đô là khu vực đường Hoàng Quốc Việt (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) với chỉ số AQI 430 đơn vị - mức rất nguy hiểm, tất cả mọi người có thể bị ảnh hưởng sức khỏe mức nghiêm trọng.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc chủ yếu là ô nhiễm bụi PM 2,5 – loại bụi được coi là "tử thần" trong không khí vì kích thước siêu nhỏ, có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi cũng như đi trực tiếp vào máu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bụi PM2,5 tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi.

Trước tình trạng ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường vừa có văn bản đề nghị các Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương chỉ đạo, tăng cường tần suất quan trắc, công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí trên Cổng thông tin điện tử và phương tiện truyền thông của tỉnh, thành phố, khuyến cáo người dân áp dụng ngay các giải pháp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với nhóm đối tượng có hoạt động ngoài trời vào 5h-7h sáng và 14h-19h tối.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát các nguồn thải khí thải (đặc biệt là các điểm đốt mở, đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất công nghiệp). Theo đó, yêu cầu các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn kiểm soát, bảo đảm xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn, đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công chức, viên chức còn thiếu từ 1 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng để nghỉ hưu.

Hình ảnh người chiến sĩ PCCC không quản ngại nguy hiểm lao vào giải cứu các nạn nhân tại một vụ cháy ở Thủ Đức, TP.HCM mới đây đã gây xúc động mạnh cho cộng đồng.

Nâng thời gian nghỉ thai sản là hợp lý, tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, cần có giải pháp đồng bộ nhằm cân bằng lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp.

Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, khiến thời tiết Hà Nội ngày 18/3 trở nên rét hơn, đặc biệt vào sáng sớm.

Chính phủ đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng được 20% xã, phường, thị trấn không có ma túy ngay trong năm 2025, đến năm 2030 đạt ít nhất 50% trở lên.

Ngày càng có nhiều người đăng ký hiến mô, tạng để mang lại niềm tin, hy vọng cho những người bệnh, chung tay xây dựng xã hội nhân văn, giàu tình thương và lòng nhân ái.