Giấy dó - nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Triển lãm trưng bày 24 bức tranh phong cảnh Việt Nam, được lựa chọn trong 200 bức tranh phong cảnh sáng tác từ 2021 đến 2024 của họa sĩ Ngô Đức Hoàng.

Khi ngắm những bức tranh về phố cổ Hà Nội, hoa sen và phong cảnh Triển lãm, họa sĩ Jeffrey Wandly - nhà sáng lập triển lãm Maya Gallery tại Singapore đã cảm thấy vô cùng thích thú và ấn tượng với các lớp màu hòa quyện trên nền giấy dó mỏng manh, tạo nên hiệu ứng độc đáo, dẫn dắt người xem qua hành trình cảm xúc, từ sắc vàng rực rỡ của lá thu rơi đến vẻ thanh khiết của những đóa sen nở rộ trong mùa hè.

Họa sĩ Jeffrey Wandly bày tỏ: “Tôi rất ấn tượng với Triển lãm này, bởi những bức tranh được vẽ trên chất liệu giấy dó - vẻ đẹp chất liệu truyền thống của Việt Nam, cho đến giờ này vẫn được sử dụng, hoàn toàn khác với những chất liệu thông thường khác. Tôi chúc mừng hoạ sĩ Hoàng".

Với đặc tính nhòe, loang và độ trong suốt, giấy dó chính là nền tảng độc đáo thể hiện vẻ đẹp mộc mạc và thuần khiết của thiên nhiên. Giấy dó vừa huyền bí, khó chinh phục nhưng lại đơn sơ. Khi vẽ trên giấy dó, người họa sĩ không chỉ sáng tạo mà còn cần đồng điệu với nó.

Họa sĩ Ngô Đức Hoàng chia sẻ: “Thông qua triển lãm này tôi muốn những người yêu nghệ thuật trong và ngoài nước biết đến đến loại hình chất liệu giấy dó rất đặc biệt của Việt Nam. Qua mỗi bức tranh, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước của mỗi người sẽ được gợi lên. Bên cạnh đó, mọi người cũng thấy được giấy dó đã đóng góp to lớn cho nền hội họa nước nhà phát triển”.

Với Triển lãm "Hồn Dó", họa sĩ Ngô Đức Hoàng không chỉ tái hiện vẻ đẹp của giấy dó mà còn đóng góp vào việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Đây là một bước đi đầy ý nghĩa trong việc lan tỏa và phát huy tiềm năng của giấy dó trong nghệ thuật hiện đại, khẳng định vị trí của chất liệu này không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế.

Triển lãm mở cửa từ 19/11 đến hết ngày 6/12 tại không gian nghệ thuật B&C Maison d’Art, 82G Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ kỷ niệm 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được tổ chức vào sáng 5/3, tại cụm di tích đền - chùa - đình Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng.

Những trung tâm văn hóa nghệ thuật và bảo tàng là nơi hội tụ tinh hoa, giới thiệu di sản lịch sử Hà Nội, giúp các bạn trẻ khám phá nhiều giá trị văn hóa độc đáo thông qua hoạt động giao lưu.

Triển lãm tranh “Con đường tôi đi - My way” là tổng kết xuyên suốt con đường mà NSƯT Ngọc Linh đi qua từ thời kháng chiến chống Pháp cho tới hiện nay, khi ông bước sang tuổi 95.

Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.

Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.

Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.