Giám sát thầu điện hạt nhân Ninh Thuận để tránh tiêu cực
Sáng 14/2, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày tờ trình về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Trong đó, Chính phủ đề xuất áp dụng chỉ định thầu "chìa khóa trao tay" với nhà thầu có tên trong Hiệp định liên Chính phủ và loạt cơ chế đặc thù để dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vận hành vào năm 2030.
Theo tờ trình, Chính phủ đề xuất Thủ tướng được phép giao chủ đầu tư thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Việc đàm phán đối tác ký Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác và tín dụng Nhà nước tài trợ xây nhà máy điện hạt nhân được tiến hành song song quá trình duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, duyệt dự án.
Sau khi Quốc hội chấp thuận chủ trương (dự kiến tại kỳ họp tháng 5/2025), Chính phủ được phép chọn nhà thầu và áp dụng hình thức hợp đồng "chìa khóa trao tay" cho dự án. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ từ lập dự án đầu tư, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, đến thi công xây dựng. Ngoài ra, hợp đồng còn bao gồm điều khoản mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị và cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho lần nạp đầu tiên.
Thẩm tra tờ trình, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho rằng, việc chỉ định gói thầu hợp đồng "chìa khóa trao tay" là hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tuy nhiên, hình thức này có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, nguy cơ lợi ích nhóm và thiếu minh bạch. Để giảm rủi ro, Ủy ban đề nghị Chính phủ bổ sung quy trình giám sát, công khai danh sách, tiêu chí lựa chọn nhà thầu; chế tài nghiêm nếu phát hiện dấu hiệu tiêu cực trong quá trình chỉ định và thực hiện hợp đồng.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 174, trong đó có nội dung về tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban. Ban Chỉ đạo thống nhất đưa dự án vào vận hành trong năm 2030 để bảo đảm an ninh cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.


Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Tây Hồ - Chi nhánh số 01 có hai trụ sở đặt tại phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 5/3.
Hàng loạt doanh nghiệp từ các ngành nghề khác nhau đã thu hẹp quy mô, tối ưu hóa chi phí bằng cách giảm nhân sự, nhất là sau giai đoạn tinh gọn bộ máy tại khu vực công.
Hà Nội sẽ di dời nhiều trụ sở cơ quan và nhà dân để mở rộng không gian công cộng, trong đó phá bỏ tòa nhà 'Hàm cá mập' và cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.
Nhiều khu du lịch tại TP.HCM tung ra loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn, đặc biệt dành cho những du khách mặc áo dài truyền thống, nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3,
TP.HCM sẽ tổ chức chương trình bắn pháo hoa đặc biệt tại 7 địa điểm, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương tạm dừng giải quyết chế độ với cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm theo nhiệm kỳ tại cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội khi nghỉ công tác.
0