Chuẩn bị trình Quốc hội cơ chế làm nhà máy điện hạt nhân
Với mục tiêu phấn đấu hoàn thành đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành và địa phương đề xuất cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi, triển khai nhanh nhất về các vấn đề như giải phóng mặt bằng, tái định cư, cơ chế tài chính, thu xếp vốn, lựa chọn nhà thầu để rút ngắn thời gian thực hiện dự án. Nội dung này gửi Bộ Công Thương trước ngày 15/2.
Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét để đề xuất cấp thẩm quyền, trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 9 (diễn ra tháng 5). Trước mắt, Bộ Công Thương trình xin chủ trương và một số cơ chế, chính sách cần thiết để triển khai ngay trong Kỳ họp Quốc hội bất thường ngày 15/2.
Về việc thực hiện các dự án, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan báo cáo cấp thẩm quyền để giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam - PVN) thực hiện đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm hai nhà máy, mỗi nhà máy gồm hai tổ máy. Trong đó, Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam), còn Nhà máy Ninh Thuận 2 đạt tại xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải).
Thủ tướng yêu cầu EVN và PVN chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đàm phán với các đối tác có công nghệ nguồn tiên tiến như Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Pháp. Ưu tiên các đối tác truyền thống nhưng vẫn bảo đảm khả năng dự phòng trong mọi tình huống. Trên cơ sở đàm phán với các đối tác, xem xét cập nhật lại quy mô công suất, tổng mức đầu tư phù hợp với tình hình mới đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
Về vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư, Thủ tướng đề nghị các cơ quan rà soát trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, đề xuất gửi Bộ Công Thương tổng hợp trước ngày 15/2. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho phép nghiên cứu, xem xét sử dụng nguồn vốn dự phòng năm 2025 hiệu quả để triển khai.


Lễ trao Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn 2024 đã vinh danh bốn công trình nghiên cứu tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, y học, nông nghiệp và khoa học xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko tại Trụ sở Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Nhằm bảo đảm an ninh trật tự, trật tự đô thị, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP. Hà Nội đã xử lý nghiêm các vi phạm tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố.
UBND quận Hà Đông đã thông báo danh sách 120 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) theo Nghị định số 50 của Chính phủ.
Lực lượng cảnh sát trật tự, Công an TP. Hà Nội đã huy động hơn 18.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia tuần tra kiểm soát, phát hiện và phối hợp bắt giữ 66 vụ phạm pháp hình sự, lập biên bản 7.520 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, an toàn giao thông.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (cũ) - Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan, trong vụ án Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái vào ngày 12/5.
0