Giá trị đặc biệt từ tài liệu lưu trữ Pháp – Việt

Nếu được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới, khối tài liệu lưu trữ Pháp – Việt đồ sộ từ thời kỳ Đông Dương sẽ mang lại giá trị lịch sử vô giá.

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ Việt Nam và Cục Lưu trữ - Bộ Văn hóa và Thông tin Cộng hòa Pháp đang hợp tác xây dựng hồ sơ, đệ trình UNESCO công nhận Di sản Tư liệu Thế giới với khối Hồ sơ tài liệu lưu trữ tiếng Pháp giai đoạn 1858 - 1954 bảo quản tại các cơ quan lưu trữ Việt Nam và Pháp.

Khối tài liệu bản gốc bao gồm: phim, ảnh, tư liệu viết tay và đánh máy của Pháp giai đoạn đặt chính quyền tại Việt Nam.

Đáng chú ý là tài liệu hành chính của các cơ quan cấp Đông Dương (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và cấp tỉnh; Khối tài liệu kỹ thuật với hàng trăm công trình kiến trúc. Hơn 20.000 bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương, bản đồ hành chính tỉnh.

Theo Thỏa thuận ký kết giữa Cao ủy Pháp và Vua Bảo Đại năm 1950, thì 10 km giá tài liệu đã được chuyển về Pháp. Giữ lại Việt Nam gần 15 km, đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, II và IV.

Nếu khối tài liệu này được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới sẽ mở ra cơ hội để phát huy giá trị nổi bật của di sản bởi những thông tin phong phú, phản ánh toàn bộ lịch sử, đời sống kinh tế - xã hội, con người Việt Nam trong một thế kỷ có nhiều biến động, với lượng thông tin khổng lồ, mang giá trị lịch sử vô giá.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.