Festival hoa Mê Linh 2024 trước giờ khai mạc

Festival hoa Mê Linh lần thứ 2, với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” là một trong những lễ hội hoa lớn nhất khu vực phía Bắc, đang thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Ngoài hoạt động trưng bày và giới thiệu các loài hoa, lễ hội còn có các chương trình cộng đồng hấp dẫn, thú vị, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm đáng nhớ cho du khách.

Điểm nhấn của Festival hoa Mê Linh năm nay là các cụm tiểu cảnh, mô hình khổng lồ được lấy cảm hứng từ những chất liệu truyền thống, kết hợp với bàn tay điêu luyện của các chuyên gia tạo mẫu hoa, đã tạo nên các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc đậm chất Mê Linh.

Lễ hội Festival hoa Mê Linh sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 26 đến 29/12, hứa hẹn thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước, không chỉ góp phần tôn vinh giá trị làng nghề trồng hoa mà còn mở ra cơ hội lớn cho huyện Mê Linh - Hà Nội quảng bá du lịch.

Lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh 2024 sẽ diễn ra vào lúc 20h tối nay (26/12) tại Quảng trường Trung tâm Hành chính huyện Mê Linh và được truyền hình trực tiếp trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.

Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.

Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.