Đón làn sóng FDI mới
Trong 38 tỉnh thành mà các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào thì Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 915 triệu USD, chiếm hơn 21% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 24,4 lần so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng ấn tượng này cho thấy nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư của Hà Nội và Việt Nam.

Hiện 26 tỉnh, thành phố đã tiếp nhận FDI của Đức. Năm 2008, nhà máy này được khởi công tại Cụm công nghiệp Thanh Oai, Hà Nội với tổng vốn đầu tư khoảng 32,6 triệu Euro, chuyên sản xuất dụng cụ y tế, lớn nhất Việt Nam với quy mô gần 100.000 m2, cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Ông Torben Minko,Tổng giám đốc Công ty B.Braun Đức tại Hà Nội chia sẻ: "Tôi tin tưởng rằng Hà nội là một điểm đầu tư tốt. Nguyên nhân chính là do Hà nội là thủ đô, rất gần hệ thống chính trị. Vị trí đó thuận tiện cho các nhà đầu tư.”

Còn doanh nghiệp này là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất các thiết bị của Apple. Chính thức hoạt động tại Việt Nam từ tháng 3/2007 với các nhà xưởng đầu tiên tại một số tỉnh phía Bắc. Cuối năm ngoái rót thêm 246 triệu USD vào hai dự án tại tỉnh Quảng Ninh, dự kiến bắt đầu vận hành từ tháng 1/2025.
Ông Chou I Wen, Phó Tổng giám đốc phụ trách Tổng bộ Foxconn Việt Nam chia sẻ: "Foxconn đang thực hiện chiến lược phát triển 3 ngành công nghiệp mới nổi là xe điện, y tế số và robot và 3 lĩnh vực công nghệ mũi nhọn là trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn và công nghệ truyền thông thế hệ mới tại Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sẽ chung tay cùng Chính phủ và các đối tác địa phương xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và phát triển nhân tài tại Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế và cung cấp cơ hội việc làm có chất lượng cho nhân lực Việt Nam".

Đón làn sóng FDI mới
Tuy nhiên, để có thể duy trì đà tăng vốn FDI vào Việt Nam một cách bền vững, đặc biệt hướng tới các dự án công nghệ cao, các chuyên gia cũng nhấn mạnh nhiều yếu tố đặc biệt là cơ sở hạ tầng và đội ngũ nguồn nhân lực.
Ông Filip Graovac, Phó trưởng đại diện Văn phòng Quỹ Châu Á tại Việt Nam cho biết: "Việt Nam đang đứng trước một bình minh mới khi mà nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới về công nghệ đang tìm đến. Nhưng thách thức là việc tạo ra một lực lượng lao động chất lượng và bền vững để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Nếu không, mọi cam kết đầu tư sẽ không được hiện thực hóa hoặc chỉ mang tính chất ngắn hạn. Điều này sẽ gây ra nhiều bất lợi cho nền kinh tế".

Theo dự báo của hãng dữ liệu WiResearch, dòng vốn FDI năm nay vào Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức cao, song có thể chịu áp lực khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đã có hiệu lực từ đầu năm nay.


Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) - chủ đầu tư dự án Vinhomes Global Gate - là doanh nghiệp lãi cao nhất trong quý đầu năm.
Trong 4 tháng đầu năm, thành phố Hà Nội có 4.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 5,5%, theo số liệu từ Chi cục Thống kê TP. Hà Nội.
76 thương hiệu hàng đầu của ngành công nghiệp giày dép Mỹ, bao gồm những tên tuổi lớn như Nike, Adidas, Skechers và Under Armour đã cùng nhau gửi thư khẩn đến Nhà Trắng, yêu cầu được miễn trừ khỏi chính sách thuế quan đối ứng của Tổng thống Trump.
Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu vừa gửi 5 kiến nghị quan trọng liên quan đến dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, lo ngại những quy định thiếu công bằng có thể tạo đặc quyền và làm méo mó thị trường.
Hơn 1,5 năm kể từ ngày đáo hạn, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nhận được tiền gốc và lãi từ lô trái phiếu do CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam phát hành, khiến nhà đầu tư bức xúc.
Gỡ rào cản, mở đường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển không chỉ là thúc đẩy một khu vực kinh tế, mà còn là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
0