Định danh người bán hàng là giải pháp chống hàng giả
Hội thảo do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường và Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội tổ chức.
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, năm 2023, các bộ, ngành, các lực lượng chức năng và địa phương đã phát hiện, xử lý 146.678 vụ vi phạm. Chỉ tính riêng vi phạm về sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có 5464 vụ, tăng 48%.
Thảo luận tại hội thảo, người tham dự cho rằng số tiền phạt hành chính chỉ là rất nhỏ so với lợi nhuận từ kinh doanh hàng giả, bởi vậy, cần phải có biện pháp nặng hơn, đặc biệt là xử lý hình sự. Bên cạnh đó, cần có quy định rõ ràng đối với loại hình kinh doanh thương mại điện tử, ràng buộc trách nhiệm giữa người bán hàng và người mua hàng.
Theo ông Phan Văn Nhật, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, với lợi thế của định danh điện tử, việc tích hợp thông tin cá nhân vào VNeID giúp cho cơ quan nhà nước quản lý được toàn bộ thông tin mỗi người. Bởi vậy, nếu một người có định danh mở cửa hàng trên sàn thương mại điện tử, khi đó sẽ rất dễ dàng trong quản lý.

Đại diện Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, hoạt động nhập khẩu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường được tổ chức rất chặt chẽ, bí mật, như một vòng tròn khép kín từ đối tượng cung ứng đến người tiêu dùng. Các đối tượng sử dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại. Do vậy, việc định danh cá nhân người bán hàng là giải pháp căn cơ.
Việc định danh trên cơ sở số điện thoại rất cần thiết vì hiện nay vẫn có hiện tượng sử dụng tài khoản ảo, số điện thoại ảo, thậm chí tài khoản ngân hàng ảo. Vì thế, việc điều tra, xử lý của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn.
Hiện, một số quốc gia đã áp dụng việc định danh người bán qua thương mại điện tử đã thành công.


Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
0