Điều chỉnh tiền lương phù hợp với việc sáp nhập

Các quy định về tiền lương, ở cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp, đều gắn với các đơn vị hành chính, cần được điều chỉnh lại bên cạnh việc sắp xếp sáp nhập các tỉnh, xã.

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh các quy định về tiền lương phù hợp với sự thay đổi về địa bàn hành chính sau sắp xếp các tỉnh, thành trong thời gian tới.

Tại buổi giao ban công tác của Bộ Nội vụ trong tháng 3/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu đánh giá tổng thể và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp hợp lý đối với các vấn đề quan trọng như lao động, việc làm, chính sách người có công, tiền lương, đặc biệt là tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Trong đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đặc biệt lưu ý vấn đề tiền lương khi chuẩn bị cho việc sắp xếp đơn vị hành chính, bỏ cấp huyện và tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã. Yêu cầu đặt ra là chính sách tiền lương cần được tính toán để đảm bảo sự liên thông khi thực hiện.

Đối với chính sách lương tại các vùng đặc thù (vùng sâu, vùng xa), trước đây có phụ cấp riêng, Bộ trưởng Nội vụ yêu cầu cần dự báo trước tác động, đảm bảo bảng lương mới phù hợp khi khi tổ chức lại đơn vị hành chính.

Việc xây dựng lại các quy định về tiền lương, phụ cấp phải được thực hiện song song với tiến độ tham mưu sắp xếp đơn vị hành chính. (Ảnh minh họa).

Hiện nay, tiền lương trong khu vực Nhà nước có quy định về phụ cấp đặc thù theo vùng miền gồm các loại: Phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thu hút, phụ cấp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trợ cấp công tác tại vùng khó khăn... Các quy định trên nhằm hỗ trợ và thu hút nhân lực làm việc tại các vùng có điều kiện khó khăn. Việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sẽ có liên quan trực tiếp đến các quy định này.

Theo kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác tháng 3/2025, Bộ Nội vụ cũng sẽ tập trung chuẩn bị nội dung về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, đặc biệt liên quan đến phân vùng lương tối thiểu để phù hợp với thay đổi về địa bàn hành chính khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.

Việc xây dựng lại các quy định về tiền lương, phụ cấp phải được thực hiện song song với tiến độ tham mưu sắp xếp đơn vị hành chính để có phương án triển khai trước, tránh ảnh hưởng đến chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Hiện nay, Nghị định 74/2024/NĐ-CP Chính phủ quy định tiền lương tổi thiểu từ ngày 1/7/2024 áp dụng theo 4 vùng: Vùng I là 4,96 triệu đồng/tháng, vùng II là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,45 triệu đồng/tháng.

Nguyên tắc phân vùng lương tối thiểu vùng là việc phân chia các địa bàn thành các vùng khác nhau, dựa trên những tiêu chí cụ thể để áp dụng mức lương tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, mức sống và chi phí sinh hoạt tại từng địa phương.

Nghị định 74/2024/NĐ-CP cũng nêu rõ danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu theo vùng như sau:

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025 có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%.

Thủ tướng chỉ đạo, cùng với đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Gia Bình, các bộ, cơ quan và địa phương phải xây dựng trung tâm logictics hàng không tại đây.

Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025.

Sau cuộc hội đàm vào chiều ngày 10/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước tại Điện Kremlin (Thủ đô Moscow).

Chương trình Duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng chào mừng kỉ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), đón nhận danh hiệu Thành phố Anh hùng và khai mạc Lễ hội hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2025.