Dịch sởi diễn biến phức tạp, 5 ca tử vong
Số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19%), miền Bắc (15%), Tây Nguyên (8,7%).
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi diễn ra chiều 15/3. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối điểm cầu Bộ Y tế với các điểm cầu tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.
Theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh có vaccine phòng bệnh từ lâu (sởi, ho gà...) có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết năm 2024, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Trong 5 năm qua, dịch sởi đã bùng phát ở 103 quốc gia, nguyên nhân chính là do tỷ lệ tiêm vaccine thấp (80% hoặc ít hơn).

Tại Việt Nam, việc biến đổi khí hậu làm cho tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, số ca mắc sởi có xu hướng tăng. Số mắc ghi nhận chủ yếu ở miền Bắc với tỷ lệ mắc là 137,7/100.000 dân năm 1979 và 125,7/100.000 dân năm 1983, đây là hai đỉnh của một chu kỳ dịch sởi cách nhau khoảng 3-4 năm.
Thời gian qua số ca mắc sởi có giảm so với giai đoạn trước đây, nhưng theo chu kỳ 5 năm một lần thì hiện là chu kỳ của dịch sởi bùng phát. Năm 2024, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản, công điện triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi, ngoài tiêm thường xuyên trong chương trình tiêm chủng mở rộng (tiêm lứa tuổi thấp hơn hoặc cao hơn). Trong quá trình triển khai đến năm 2025, các trường hợp mắc sởi vẫn còn phức tạp.
Theo nhận định từ Bộ Y tế, thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, lây lan của các tác nhân gây bệnh luôn tiềm ẩn, tăng cao.
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh sởi trong thời gian hiện nay, mặc dù Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương triển khai quyết liệt các biệt pháp phòng chống bệnh sởi từ cuối năm 2024, tuy nhiên đến nay tình hình bệnh sởi vẫn ở mức cao và có nguy cơ tiếp tục gia tăng.
Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích các vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân, các khó khăn, vướng mắc và các giải pháp trọng tâm, đặc biệt là công tác giám sát, phát hiện, đánh giá tình hình bệnh sởi, công tác triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi để nhanh chóng khống chế, hạn chế thấp nhất trường hợp mắc, tử vong.
Theo TTXVN


Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.
Những bác sĩ quân y trên quần đảo Trường Sa chính là “người thầy thuốc” tận tâm chăm sóc sức khỏe giữa muôn trùng sóng vỗ.
0