Đề xuất chính sách thu hút sinh viên giỏi ngành bán dẫn

Phó Giáo sư Nguyễn Thu Thủy cho rằng, cần có các chính sách cấp học bổng, miễn giảm học phí, ưu đãi tín dụng để thu hút người học, hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên.

 

Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, tổng nhu cầu nhân lực trình độ đại học trở lên trong lĩnh vực bán dẫn trong 5 năm tới là khoảng 20.000 người; trong 10 năm tới khoảng 50.000 người.

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Ảnh: hanoimoi.vn

Ngày 17-10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về sự chuẩn bị cho việc đào tạo nguồn nhân lực ngành chip bán dẫn trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Trước sự thiếu hụt nhân lực của ngành công nghiệp bán dẫn, Phó Giáo sư Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có những chia sẻ với báo chí xung quanh vấn đề đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này. Khẳng định các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam có đủ năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành bán dẫn, nhưng bà Thủy cho rằng cần có chính sách đồng bộ để thu hút được các sinh viên giỏi.

Theo bà Nguyễn Thu Thủy: hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn, trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao. Dự kiến, sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ sẽ có thêm nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam, trong đó yêu cầu về nhân lực thiết kế vi mạch là rất lớn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì xây dựng hai đề án quan trọng để trình Thủ tướng vào cuối năm.

Thứ nhất là Đề án Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghệ cao, trong đó đề xuất các chính sách hỗ trợ khuyến khích chung cho phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực STEM và công nghệ cao nói chung, gồm các lĩnh vực điện tử, bán dẫn, vi mạch. Thứ hai là Đề án Xây dựng một số trung tâm nghiên cứu, đào tạo xuất sắc về công nghệ 4.0, trong đó sẽ đề xuất các cơ chế, chính sách và dự án đầu tư để để chuẩn bị hình thành các nhóm nghiên cứu về công nghệ cao, gắn với đào tạo sau đại học ở các lĩnh vực công nghệ cao.

Bà Nguyễn Thu Thủy cho biết, những năm qua, Việt Nam đã có chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học phát triển các ngành đào tạo STEM, trong đó tập trung vào các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông, các ngành phục vụ nhân lực Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0... Trong giai đoạn 2019-2022, số tuyển mới sinh viên đại học khối STEM tăng trung bình 10% mỗi năm, cao hơn so với mức tăng trưởng chung 6,5%. Hiện nay, các trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã tương đối sẵn sàng về năng lực đào tạo đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn - vi mạch.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất 3 nhóm chính sách gồm: Hỗ trợ, khuyến khích người học (học bổng, miễn giảm học phí, tín dụng ưu đãi… ); hỗ trợ, đầu tư đột phá để tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu (năng lực đội ngũ giảng viên, trang thiết bị thí nghiệm, công cụ phần mềm thực hành, thí nghiệm và mô phỏng); khuyến khích, thúc đẩy hợp tác đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

Ngày 19/10 tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với 5 trường đại học lớn của Việt Nam tổ chức hội thảo về vấn đề này. Hội thảo sẽ có sự tham dự của gần 40 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đào tạo các nhóm ngành gần, đại diện các bộ ngành, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực bán dẫn.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh "Kella in Life 2025" đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 26 đội thi tới từ các trường THPT trên địa bàn Thủ đô.

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.

Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.

Bức thư của nữ sinh Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025.

Cả nước sau khi sáp nhập có trên 3.300 đơn vị hành chính cấp xã với 52.000 cơ sở giáo dục và 23,4 triệu học sinh, bình quân mỗi xã có 7.000 học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.