Để thị trường bất động sản phát triển bền vững
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính chung năm 2024, toàn thị trường ghi nhận gần 10.000 sản phẩm căn hộ có giá từ 80 triệu đồng/m² trở lên, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Việc mất cân đối cung cầu khiến người ở thực, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, khó có điều kiện tiếp cận nhà ở.
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy phát triển phân khúc nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo, các cơ quan quản lý Nhà nước cần quyết liệt trong công tác lập quy hoạch. Yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, đồng thời khẩn trương phê duyệt chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư cho các dự án.
Bên cạnh đó, cần rà soát các dự án bất động sản gặp vướng mắc và phân loại theo nhóm nguyên nhân, xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý. Việc đẩy nhanh tháo gỡ vướng mắc về thủ tục pháp lý sẽ giúp các dự án dang dở "hồi sinh", đưa nguồn cung mới vào thị trường.


Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
0