Đánh thức những di sản công nghiệp | Hà Nội tin mỗi chiều

Việc kiến tạo những không gian văn hóa sẽ góp phần giúp Hà Nội chuyển mình trong dòng chảy phát triển công nghiệp văn hóa. Và Tháp nước Hàng Đậu hiện đang là một trong số những di sản công nghiệp được Hà Nội lựa chọn để kiến tạo thành không gian sáng tạo, từng bước hiện thực hóa sáng kiến khi Hà Nội tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Tháp nước Hàng đậu, thường gọi là Bốt Hàng Đậu, công trình kiến trúc cổ được người Pháp xây dựng vào năm 1894, đã bao lâu nằm ngủ quên giữa phố,  nay đang được các kiến trúc sư, các chuyên gia tiến hành cải tạo, tổ chức và trưng bày không gian sắp đặt. Đây là một trong những di sản công nghiệp được Hà Nội lựa chọn kiến tạo thành không gian sáng tạo, từng bước hiện thực hóa sáng kiến khi Hà Nội tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Không gian sắp đặt bên trong và kiến trúc Tháp nước Hàng Đậu sẽ chính thức mở cửa đón người dân và du khách đến tham quan từ ngày 17/11 - 31/12.

Cùng với Tháp nước Hàng Đậu, một phân xưởng của nhà máy xe lửa Gia Lâm đang trong quá trình cải tạo thành không gian kiến trúc nghệ thuật. Những giá trị công nghiệp ngủ yên đang được đánh thức.

Theo định nghĩa của Ủy ban Quốc tế nghiên cứu và Bảo tồn di sản công nghiệp, di sản công nghiệp là những gì còn lại của công trình công nghiệp, bao gồm các tòa nhà, công xưởng, máy móc, hầm mỏ. Đây là một phần không thể tách rời của di sản văn hóa nói chung. Khái niệm này đã rất quen thuộc ở Châu Âu, tại Việt Nam còn khá mới mẻ.

Hiện nay, Hà Nội có hơn 100 cơ sở công nghiệp, trong đó không ít các nhà máy, xí nghiệp mang những ký ức lịch sử của dân tộc. Vào năm 2022, Hà Nội đã thông qua Nghị quyết di dời 9 cơ sở công nghiệp, trong vòng 5 năm. Các nhà máy, xí nghiệp này thường gắn với hình ảnh cũ nát, tồi tàn, kém hấp dẫn do bị bỏ hoang trong một thời gian dài. Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung hiện nay chưa có mô hình kiểu mẫu nào trong công tác chuyển đổi các khu công nghiệp cũ. Nếu như giải quyết hài hòa giữa lợi ích kinh tế và yếu tố văn hóa từ việc tái tạo các di sản công nghiệp, thì Hà Nội sẽ có nhiều đột phá về sáng tạo, tạo bản sắc riêng, kết nối từ quá khứ đến hiện đại.

Tháp nước Hàng Đậu xây dựng vào năm 1894, một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội do người Pháp xây dựng. Ảnh: Văn Tuyến

Cho đến nay, việc phát huy tiềm năng di sản công nghiệp đặt ra bài toán cần có lời giải trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa nói chung tại Việt Nam. Vì vậy cần phải hình thành mô hình kết nối giữa nhà nước, nhà đầu tư và nhà sáng tạo văn hóa để tạo ra sự chuyển động thực sự cho sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.

Theo các chuyên gia, ngành văn hóa và các địa phương, các cơ quan liên quan sớm rà soát, nhận diện những di sản công nghiệp, đề xuất công nhận là di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nhằm tạo hành lang pháp lý để bảo vệ các di sản công nghiệp. Chỉ như vậy, những ký ức về những giá trị văn hóa mang tính thời đại ở các di sản này mới không bị lãng quên.  Nhiều quốc gia đã hồi sinh những khu công nghiệp cũ với hình hài những khu phức hợp vui chơi giải trí mới, tạo ra không gian gắn kết cộng đồng và tạo lớp giá trị gia tăng cho những công trình xưa cũ. Giá trị ấy cần được các nhà đầu tư, kiến trúc sư đưa ra những giải pháp khai thác một cách hợp lý và hiệu quả.

Việc kiến tạo những không gian văn hóa, trong đó có những di sản công nghiệp, sẽ là những địa điểm tổ chức những sự kiện văn hóa sáng tạo trong Tuần lễ Thiết kế sáng tạo Hà Nội diễn ra từ ngày 17 đến 26/11 - một sự khẳng định thương hiệu của Hà Nội./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Lời thơ, lời ca ấy đã phần nào nói lên tình cảm kính yêu và niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một trong số rất nhiều ca khúc sẽ được vang lên trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng” do Đài Hà Nội thực hiện vào đúng ngày 19/5.

Covid-19 hiện đã được coi là bệnh lưu hành tại Việt Nam, bởi vậy chúng ta cần tiếp cận Covid-19 như một bệnh truyền nhiễm thông thường, không chủ quan nhưng cũng không cần hoang mang.

Thành phố Hà Nội đang nỗ lực để mùa tuyển sinh năm nay diễn ra suôn sẻ, công bằng và minh bạch hơn, với điểm đáng chú ý nhất là bám sát tiêu chí “học gần nhà”.

Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa phát động một đợt cao điểm toàn quốc để truy quét hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại.

Một nguyên Cục trưởng và bốn cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa bị khởi tố vì hành vi nhận hối lộ vào ngày 13/5. Những người từng được trao quyền bảo vệ sự an toàn cho bữa ăn của hàng triệu người, nay lại bị cáo buộc “bán rẻ” chính điều đó.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có một đề xuất thu hút sự quan tâm của dư luận: Bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS - hay quen gọi là bằng tốt nghiệp lớp 9. Vậy, không cấp bằng, liệu học sinh có được học tiếp không? Có bị thiệt thòi gì không?