Đặc phái viên của ông Trump lên án vụ ám sát tướng Nga

Kiev đã phá vỡ “các quy tắc chiến tranh” khi nhắm vào một sĩ quan quân đội cấp cao ở Moscow, đặc phái viên về Ukraine và Nga của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, ông Keith Kellogg nhận định.

Vụ ám sát tướng Nga Igor Kirillov ở Moscow có thể sẽ không cản trở các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng “hoàn toàn không phải là một ý tưởng hay” đối với Kiev, đặc phái viên về Ukraine và Nga của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, ông Keith Kellogg, cho biết.

Ông Keith Kellogg, Đặc phái viên về Ukraine và Nga của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Sáng 17/12, Trung tướng Igor Kirillov, Tư lệnh Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của Nga, đã thiệt mạng trong một vụ nổ ở phía đông nam Moscow. Chính quyền Nga đã bắt giữ một nghi phạm và cho biết người này đã được tình báo Ukraine tuyển dụng và trả tiền để thực hiện vụ tấn công.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 18/12, ông Kellogg đã được hỏi liệu vụ ám sát tướng Kirillov có cản trở các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev mà ông Trump hy vọng sẽ làm trung gian sau khi nhậm chức vào tháng tới hay không

“Tôi không nghĩ đây thực sự là một bước lùi”, ông trả lời, “nhưng tôi muốn nói thế này: có những quy tắc chiến tranh và có một số điều nhất định mà bạn không được làm”.

“Khi bạn giết các sĩ quan chỉ huy, sĩ quan cấp tướng – đô đốc hoặc tướng lĩnh – tại quê nhà của họ, thì giống như bạn đang kéo dài thời gian và tôi không nghĩ rằng làm như vậy là thông minh. Đây không phải là quy tắc chiến tranh”, ông Kellogg nói đồng thời nhắc lại rằng vụ đánh bom “hoàn toàn không phải là một ý tưởng hay, theo tôi”.

Trước khi vụ ám sát tướng Kirillov xảy ra, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo rằng “tất cả những người ra quyết định của NATO” từ các quốc gia hỗ trợ Ukraine “có thể và nên được coi là mục tiêu quân sự hợp pháp của nhà nước Nga”.

Ông Kellogg, từng là trung tướng trong quân đội Mỹ, đã xác nhận với Fox News rằng ông sẽ đến Kiev trước lễ nhậm chức vào tháng tới nhằm “tìm hiểu sự thật”. Ông Kellogg sẽ không đến Moscow, nhưng theo một bài báo của Bloomberg được xuất bản ngày 18/12, đặc phái viên Mỹ sẵn sàng cho ý tưởng này.

Ông Kellogg được đề cử làm đặc phái viên về Ukraine và Nga của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng trước. Trong một thông báo trên mạng xã hội, ông Donald Trump tin rằng ông Kellogg sẽ giúp “bảo đảm hòa bình thông qua sức mạnh và khiến nước Mỹ cùng thế giới an toàn trở lại!”.

Hồi tháng 6, ông Kellogg nói với Reuters rằng ông đã khuyên ông Trump sử dụng viện trợ quân sự làm đòn bẩy để buộc Moscow và Kiev phải đàm phán hòa bình. “Chúng tôi nói với người Ukraine: ‘Các ông phải đến bàn đàm phán, và nếu các ông không đến bàn đàm phán, sự ủng hộ từ Mỹ sẽ cạn kiệt”, ông Kellogg nói với hãng thông tấn, “Và các ông nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng ông ấy phải đến bàn đàm phán và nếu các ông không đến bàn đàm phán, thì chúng tôi sẽ cung cấp cho người Ukraine mọi thứ họ cần trên chiến trường”.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từng nhiều lần hứa sẽ chấm dứt xung đột trong vòng một ngày sau khi nhậm chức, mà không đưa ra bất kỳ kế hoạch chi tiết nào về cách ông dự định đạt được mục tiêu này.

Moscow khẳng định rằng bất kỳ giải pháp nào cũng phải bắt đầu bằng việc Ukraine ngừng các hoạt động quân sự và thừa nhận “thực tế lãnh thổ”, rằng họ sẽ không bao giờ giành lại quyền kiểm soát các khu vực Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye cũng như bán đảo Crimea. Ngoài ra, Điện Kremlin khẳng định rằng các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt, bao gồm cả việc Ukraine trung lập, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa, sẽ đạt được.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.

Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.

Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.