Da nhân tạo mang lại hy vọng cho người mắc bệnh chàm

Các nhà khoa học tại đại học Sheffield Hallam đã thành công trong việc tạo ra một loại da nhân tạo của người bị mắc bệnh chàm.

Bệnh chàm là một tình trạng viêm da phức tạp, tái phát và ảnh hưởng đến hơn 200 triệu người trên toàn thế. Căn bệnh này rất khó xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Các nhà nghiên cứu tại đại học Sheffield Hallam cho biết, mặc dù da tổng hợp không phải là phương pháp mới nhưng đây là loại da bị viêm đầu tiên có thể giúp nghiên cứu các căn bệnh khó chữa như viêm da dị ứng hoặc bệnh chàm.

Chị Amy Grayson, nhà nghiên cứu tại đại học Sheffield Hallam cho biết: “Những gì chúng tôi đang làm là tạo ra một mô hình da bị viêm và xem xét sự khác biệt giữa da bình thường và da bị viêm cũng như mối quan hệ khác nhau của vi khuẩn với da bị viêm so với da bình thường”.

Các nhà khoa học tại đại học Sheffield Hallam đã thành công trong việc tạo ra một loại da nhân tạo của người bị mắc bệnh chàm.

Trường đại học Sheffield Hallam đang hợp tác với gã khổng lồ hàng tiêu dùng Mỹ Colgate Palmolive để hoàn thiện một loại da nhân tạo không chỉ mô phỏng toàn bộ độ dày của da người mà còn mô phỏng chính xác hệ vi sinh vật của nó, bao gồm vi khuẩn, nấm và virus.

Kỹ thuật này dựa trên các máy đo khối phổ do Tập đoàn Waters phát triển, có thể xác định các phân tử theo trọng lượng của chúng, cho phép nghiên cứu khả năng hấp thụ, trao đổi chất và đặc tính chữa lành vết thương của các sản phẩm da khác nhau.

Tiến sĩ Jim Langridge, Giám đốc khoa học sức khỏe - Tập đoàn Waters cho biết: “Công nghệ mà chúng tôi phát triển cho phép các nhà nghiên cứu thăm dò các lớp da nhân tạo để họ có thể xác định rất chính xác sự xâm nhập của các loại thuốc khác nhau và các phân tử khác nhau vào các phần da nhân tạo đó”.

Sau 20 năm khi Liên minh châu Âu cấm thử nghiệm trên động vật vì mục đích thẩm mỹ, mô hình da bị viêm mới này có quan trọng đối với ngành chăm sóc da, vốn được định giá hơn 2 tỷ bảng Anh chỉ riêng ở vương quốc Anh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.

Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.