Cổ phục Việt được Great Việt Nam hồi sinh
Cổ phục Việt là cả một kho tàng với nhiều loại trang phục khác nhau. Mỗi loại trang phục mang đặc điểm riêng biệt của từng triều đại. Chẳng hạn, triều Nguyễn thịnh hành loại áo ngũ thân - là tiền thân của áo dài cách tân mà ta thường thấy ngày nay.
Anh Vũ Đức, người sáng lập Great Vietnam, cho biết: "chiếc áo nhật bình này có hoa văn họa tiết chủ đạo là cổ phượng tam sơn thủy ba, cột nước nhiều màu sắc, có thêm cả hoa trái, trên áo nhật bình có cổ áo thêu 7 con phượng cùng với những hộc hoa lá, sọc kẻ là họa tiết rất đặc trưng của triều Lê Nguyễn".

Với niềm yêu thích văn hóa truyền thống, Vũ Đức cùng những người bạn của mình đã thành lập nhóm Great Vietnam cùng theo đuổi ước mơ tái hiện vẻ đẹp của cổ phục Việt. Sau thời gian tìm hiểu, các thành viên trong nhóm nhận ra một số cổ phục Việt lâu nay được phục dựng theo hướng mô phỏng, có nhiều sai lệch. Vì thế, Great Vietnam bắt đầu con đường phục dựng theo cách riêng của mình.
Ở nước ta, những nghiên cứu về cổ phục còn hạn chế, tư liệu về trang phục không nhiều, chủ yếu là ở thời nhà Nguyễn. Chính vì vậy, việc phục dựng trang phục cổ sao cho giống với nguyên bản nhất gặp không ít khó khăn.
Great Việt Nam được thành lập vào năm 2019, tập trung nghiên cứu, phục dựng trang phục của người Việt từ hàng trăm năm trước. Một số trang phục nhóm phục dựng đã được giới thiệu trong các chương trình nghệ thuật, dự án ảnh. Ba thành viên nòng cốt của nhóm là Vũ Đức, Trương Tuấn Anh (thiết kế trang phục) và Đoàn Thành Lộc (nhà nghiên cứu văn hóa Trung - Việt).
Khách hàng của Great Việt Nam là những nghệ sĩ, diễn viên có nhu cầu sử dụng trang phục lễ nghi khi biểu diễn. Đối tượng khách hàng khá chọn lọc, nhưng lại có khả năng lan tỏa rộng lớn tới công chúng. Những sản phẩm của Great Việt Nam do nhóm tự thực hiện tất cả các công đoạn, từ khâu thiết kế, tạo mẫu, tới may đo.
Great Vietnam dự định sẽ tiếp tục góp phần xây dựng dữ liệu về cổ phục Việt ngày càng dày dặn hơn, lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.
0