Chuyển tuyến không còn làm khó bệnh nhân nặng

Luật Bảo hiểm Y tế (sửa đổi) sẽ cho phép những người mắc bệnh nặng (thuộc danh mục 62 bệnh được Bộ Y tế phê duyệt) chuyển thẳng lên tuyến Trung ương mà không cần xin giấy chuyển viện.

Quy định mới này tạo thuận lợi cho người bệnh, giúp họ không còn phải lo lắng mỗi khi muốn chuyển lên tuyến cao hơn để chữa bệnh.

Điển hình là câu chuyện của một bệnh nhân phát hiện có khối u trong tụy sau khi thăm khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Vì kết hợp bệnh lý nền là viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh nhân này đã được chuyển thẳng lên bệnh viện Bạch Mai mà không phải lo lắng xin giấy chuyển viện như trước. Điều này khiến việc điều trị của bệnh nhân gặp rất nhiều thuận lợi.

Ban đầu, mức độ bệnh không nặng nên bệnh nhân vẫn được chỉ định điều trị tại bệnh viện tỉnh. Chỉ đến khi điều trị nhiều ngày không tiến triển, bệnh nhân mới được chuyển tuyến lên Bạch Mai sau khi đã được kiểm tra kỹ lưỡng. Tuy nhiên khi lên đây, bệnh nhân đã phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.

Bà Vũ Thị Duyên (Hưng Yên) chia sẻ về việc người nhà được chuyển tuyến lên bệnh viện Bạch Mai: "Tôi thấy bệnh của ông ngày càng tiến triển nặng mà điều trị hơn chục ngày không thấy khỏi, vì vậy tôi có xin bệnh viện cho ông được chuyển tuyến, sau khi kiểm tra chiếu chụp đánh giá tình hình bệnh thì các bác sĩ chuyển ông lên đây".

Theo các bác sĩ, sau hai tháng triển khai quy định mới về việc người bệnh nặng, bệnh hiếm được cơ sở tuyến dưới xác định nằm trong danh mục 62 loại bệnh đã được bộ Y tế phê duyệt, sẽ được chuyển thẳng lên tuyến chuyên sâu mà không cần phải giấy chuyển tuyến, đã tạo thuận lợi rất nhiều trong quá trình điều trị cho người bệnh, tiết kiệm cả về thời gian, nguồn lực cho cơ sở y tế.

Tuy nhiên, việc triển khai cũng sẽ được thực hiện một cách linh hoạt để đảm bảo cân đối nguồn quỹ BHYT.

Bà Trần Thị Trang - Vụ trưởng vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế - cho biết: "Qua thực tế triển khai, chúng tôi thấy có những trường hợp tuyến dưới không điều trị được nhưng năm nào bệnh nhân cũng phải xin giấy chuyển tuyến, chúng tôi sẽ đưa vào danh mục bệnh nhân được lên luôn và không phải về tuyến dưới để xin giấy chuyển tuyến. Trừ trường hợp tuyến trên điều trị ổn định rồi thì sẽ cho bệnh nhân về tuyến dưới điêu trị và chúng tôi sẽ lọc các bệnh đó. Để cân đối quỹ bảo hiểm y tế nên sẽ tùy từng giai đoạn 2-3 năm một lần, chúng tôi điều chỉnh danh mục sao cho phù hợp, nếu tuyến dưới điều trị được rồi thì lại đưa về tuyến dưới".

Việc người bệnh nặng có thể đến thẳng cơ sở y tế có chuyên môn để được khám chữa bệnh mà không cần chuyển viện đã xóa bỏ rào cản bất cập tồn tại nhiều năm trong ngành y tế, hơn hết là đảm bảo quyền lợi chính đáng của người bệnh BHYT.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.