Chuẩn bị cho Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc"

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025.

Theo đó, Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" sẽ diễn ra từ ngày 14/02/2025 đến ngày 16/02/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng Âm lịch), tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Trong 3 ngày diễn ra Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: tái hiện nghi thức, lễ hội truyền thống; trình diễn di sản đặc sắc của đồng bào các dân tộc tại "Ngôi nhà chung" gồm: nghi thức mở cửa tháp đầu năm mới của dân tộc Chăm (tỉnh Ninh Thuận), Lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglai (tỉnh Ninh Thuận), Lễ hội Khai hạ và giới thiệu trình diễn Lịch Tre - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mường (tỉnh Hòa Bình), giới thiệu trích đoạn nghi thức hát múa ăn mừng dưới cây bông (kin chiêng booc mạy) của dân tộc Thái (tỉnh Thanh Hóa).

Khoảng 200 đồng bào của 28 cộng đồng dân tộc thuộc 14 địa phương đại diện cho các dân tộc, vùng miền sẽ tham gia Ngày hội

Điểm nhấn là Chương trình bài ca mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Ất Tỵ, mừng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - lãnh đạo Đảng, nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc diễn ra ngày 15/02 với chương trình văn nghệ: bài ca về Đảng, ca ngợi Bác Hồ, về mùa xuân các dân tộc với niềm vui, phấn khởi đất nước đổi mới, niềm tin trước vận hội kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc tại Ngày hội; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh cồng khai hội đầu xuân; tham gia các nghi thức, lễ hội của đồng bào các dân tộc và trồng cây lưu niệm tại làng dân tộc Mường.

Ngày hội góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của cộng đồng 54 dân tộc
Nhiều nghi lễ được tái hiện tại ngày hội

Chương trình "Hội xuân" với nhiều hoạt động như: Hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ với chủ đề "mỗi người trồng một cây xanh", tại không gian các làng dân tộc; Giới thiệu ẩm thực, các món ăn ngày Tết tại không gian các nhà dân tộc Thái, Mường, Lào, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú, Khmer; Giới thiệu chương trình dân ca, dân vũ, dân nhạc về mùa xuân, các ca khúc hát về mùa xuân, ca ngợi quê hương đất nước, về Đảng, về Bác tại các làng dân tộc; Hoạt động trò chơi dân gian "Hội xuân": nhảy sạp, đi cà kheo, đánh đu... giao lưu tại không gian các nhà dân tộc phía Bắc: Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú cùng các dân tộc Tây Nguyên, Nam Bộ cộng hưởng tạo không khí vui tươi, phấn khởi; Giới thiệu sắc phớt hồng hoa Tam giác mạch, sắc trắng của hoa mơ hoa mận, sắc đào Tây Bắc…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.

Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự” của Hà Nội, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt.

Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.

Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).