Chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván
Vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp nhận một số trường hợp bị uốn ván, nhập viện trong tình trạng nguy hiểm.
Ngoài những trường hợp nguy kịch trên, bệnh viện cũng vừa tiếp nhận một bệnh nhân uốn ván mới, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, sắp ngừng thở.
Trước đó khoảng 10 ngày, bệnh nhân bị que nhọn đâm vào đầu gối chân bên phải. Vết thương không quá nghiêm trọng và đã tự khỏi.
Tuy nhiên, sau 1 tuần, người bệnh xuất hiện tình trạng cứng hàm, không há được miệng. Ngày hôm qua, toàn thân người bệnh co cứng như khúc gỗ, hàm răng cắn chặt, thở rất khó khăn.
Sau khi nhập bệnh viện đa khoa tỉnh, người bệnh nhanh chóng được mở khí quản qua cổ để bảo đảm đường thở, được hỗ trợ thở máy, dùng thuốc: an thần, giãn cơ, trung hòa độc tố uốn ván.

Theo TS. BS Hoàng Công Tình, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Tỷ lệ tử vong chung do uốn ván có thể đến 90%, uốn ván rốn sơ sinh tử vong trên 95%. Ngoài ra, nếu bệnh nhân sống sót thường để lại di chứng nặng nề, quá trình điều trị khó khăn và tốn kém.
Mặc dù đã có vaccine phòng uốn ván nhưng do tiêm phòng không đầy đủ và không tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm nên số ca bệnh uốn ván vẫn xảy ra quanh năm, chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi lao động, để lại hệ lụy rất lớn về gánh nặng bệnh tật.
Bác sĩ Tình khuyến cáo người dân khi xử trí các vết thương để phòng ngừa uốn ván cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch. Sát trùng vết thương bằng các dung dịch có cồn. Để hở vết thương, không để vết thương tạo đường hầm, không bịt kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vết thương.
Sau đó, người bệnh nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng vaccine uốn ván hoặc huyết thanh trung hòa độc tố uốn ván.


Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
0