Chiều cao người Việt Nam cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi giai đoạn 2021-2023 của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi là trên 18%, trong đó, thiếu vi chất còn cao như vitamin A,D, canxi. Đây là nội dung được đề cập tại Hội thảo khoa học vai trò của Vitamin D3 và K2 hỗ trợ cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em. Hội thảo do Tổng hội Y học Việt Nam và Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức.
Theo một số nghiên cứu, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng vẫn ở mức cao như vitamin D là 31,1%, canxi là 60%. Yếu tố đầu tiên quyết định chiều cao của trẻ là di truyền chiếm khoảng 23%, nhưng dinh dưỡng lại chiếm tới 32% trong quá trình phát triển của trẻ, thậm chí có thể nhiều hơn vì với trẻ dưới 5 tuổi, yếu tố dinh dưỡng sẽ chi phối chính khả năng phát triển chiều cao hơn là yếu tố gen. Tiến sĩ Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất thế giới.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi ở ruột thêm 50%, tái hấp thụ caxi ở thận, điều hòa quá trình tạo và hủy xương, hỗ trợ nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp bảo vệ đường ruột. Thiếu hụt vitamin D là gia tăng các bệnh còi xương, loãng xương và các bệnh mãn tính. Sự kết hợp của hai loại vitamin K2 và D3 có thể hỗ trợ hấp thu canxi vào xương, giúp tăng cường mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương, gãy xương, đồng thời giảm tình trạng lắng đọng canxi tại các mạch máu, mô mềm.
Các chuyên gia cảnh báo suy dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thế chất và trí tuệ của trẻ, đồng thời tác động tiêu cực đến tầm vóc và sức khỏe trong tương lai. Do đó cần có chiến lược sàng lọc, can thiệp quyết liệt để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.
Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.
Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).
Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.
0