Chiến sự ngày 24/2: Tròn 3 năm xung đột Nga - Ukraine
Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu của Nga
Quân đội Ukraine cho biết, họ đã nhắm mục tiêu vào nhà máy lọc dầu Ryazan của Nga, trong khi các quan chức và phương tiện truyền thông Nga cũng đưa tin về một vụ hỏa hoạn tại cơ sở này.

"Nhà máy lọc dầu Ryazan, một trong những nhà máy lớn nhất ở Nga, đã bị tấn công", ông Andriy Kovalenko, phát ngôn viên của Trung tâm Chống thông tin sai lệch thuộc Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine cho biết. Ông nói thêm rằng, nhà máy lọc dầu này sản xuất nhiên liệu "quan trọng cho lực lượng không quân tiền tuyến của quân đội Nga".
Đây là cuộc tấn công thứ ba của Ukraine trong năm nay vào nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga.
Trong khi đó, Thống đốc vùng Ryazan Pavel Malkov thông báo trên Telegram rằng, một vụ hỏa hoạn đã bùng phát do các mảnh vỡ rơi xuống sau khi lực lượng Nga bắn hạ các máy bay không người lái của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, họ đã chặn được 22 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine trong đêm qua, trong đó có hai chiếc ở vùng Ryazan, phía Đông Nnam Moscow.
Ukraine đã thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng UAV tầm xa vào các mục tiêu năng lượng của Nga. Nước này coi đây là hành động để trả đũa các cuộc tấn công bằng tên lửa của Moscow vốn làm tê liệt hệ thống điện lưới của Ukraine
Nga, Ukraine đạt thỏa thuận sơ tán dân thường ở tỉnh Kursk
Nga đã đạt được thỏa thuận với Ukraine và Hội Chữ thập đỏ về việc sơ tán dân thường khỏi khu vực Kursk đang giao tranh.

Kiev đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ xuyên biên giới vào khu vực Kursk của Nga hơn 6 tháng trước, chiếm giữ hàng chục ngôi làng và khiến nhiều dân thường Nga bị mắc kẹt ở phía bên kia chiến tuyến.
Theo Ủy viên Nhân quyền của Nga Tatyana Moskalkova, một số cư dân hiện đã vượt biên sang khu vực Sumy lân cận của Ukraine và theo thỏa thuận, những người này sẽ được sơ tán qua Belarus để về Nga.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu cư dân Kursk sẽ được sơ tán theo thỏa thuận. Danh sách do chính quyền Nga công bố ban đầu chỉ ghi nhận khoảng 500 người mất tích trong khu vực tỉnh Kursk do Ukraine chiếm đóng, tuy nhiên cư dân địa phương cho biết con số này lên tới gần 3.000 người.
Nga nêu điều kiện chấm dứt xung đột
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 24/2 tuyên bố, Moscow sẵn sàng đàm phán về cuộc xung đột ở Ukraine, song khẳng định sẽ chỉ chấm dứt xung đột sau khi đạt giải pháp hòa bình phù hợp, trong đó phải tính đến tình hình thực địa.
Trả lời báo giới nhân chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ chỉ dừng chiến sự khi các cuộc đàm phán này mang lại kết quả vững chắc và bền vững phù hợp với Liên bang Nga".
Ông Lavrov một lần nữa khẳng định rằng, việc lôi kéo Ukraine vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một trong những nguyên nhân của cuộc xung đột ở Ukraine. Do đó, Moscow hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề này trong cuộc đàm phán Nga - Mỹ ở Ả rập Xê út hồi tuần trước. Theo đó, ông Trump tuyên bố rằng, một thỏa thuận hòa bình cho Ukraine sẽ không bao gồm việc nước này gia nhập NATO và sẽ là “ảo tưởng” nếu Ukraine muốn quay trở lại đường biên giới như trước năm 2014 - thời điểm Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Trong một tuyên bố hôm 23/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông sẵn sàng từ chức nếu điều đó mang lại hòa bình cho đất nước cũng như để đổi lấy địa vị thành viên cho Ukraine trong NATO.
Tổng thống Ukraine kêu gọi hòa bình thực sự, lâu dài
Ngày 24/2, phát biểu trước các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh ở Kiev đánh dấu tròn 3 năm nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelensky đã kêu gọi "hòa bình thực sự, lâu dài".

Tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cùng lãnh đạo các nước Bắc Âu và Baltic đã cam kết tăng cường viện trợ quân sự cho quốc gia Đông Âu này. Tuyên bố chung của Hội nghị nhấn mạnh: “Kết quả của cuộc xung đột sẽ có những tác động cơ bản và lâu dài đến an ninh châu Âu và xuyên Đại Tây Dương". Mặc dù có tới 37 nước tham dự, theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến, song Hội nghị thượng đỉnh đánh dấu tròn 3 năm xung đột lại vắng đi sự có mặt của Mỹ.
Hiện tại, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp với nhóm của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng không có sự tham gia của Ukraine hay các đồng minh phương Tây. Tổng thống Ukraine nhấn mạnh rằng, Kiev sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào được đưa ra mà không có sự đồng ý của Ukraine.
Trong diễn biến liên quan, Thủ tướng Tây Ban Nha ngày 24/2 thông báo gói viện trợ quân sự mới trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,05 tỷ USD) dành cho Ukraine trong năm nay. Gói viện trợ này nằm trong khuôn khổ thỏa thuận an ninh và quốc phòng song phương, ký kết vào tháng 5/2024. Năm ngoái, Madrid đã viện trợ hơn 1 tỷ euro cho quốc phòng Ukraine.
Ukraine, Mỹ chuẩn bị hoàn tất thỏa thuận khoáng sản
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, một thỏa thuận mới với Mỹ về khai thác khoáng sản của Ukraine đang được soạn thảo. Theo ông Zelensky, thỏa thuận mới sẽ công bằng hơn, thay cho đề xuất gây tranh cãi trước đó của chính quyền Mỹ về việc trao cho Washington khoản lợi nhuận trị giá 500 tỷ USD từ khoáng sản đất hiếm của Ukraine để bồi thường cho khoản viện trợ quân sự trị giá 350 tỷ USD, mà ông Trump cho rằng Mỹ đã dành cho Kiev.
Tuần trước, ông Zelensky đã từ chối dự thảo thỏa thuận về việc khai thác các khoáng sản có giá trị như lithium được sử dụng trong các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng và hạt nhân, vì đề xuất đó không bao gồm các đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Trước đó, trả lời phỏng vấn trong chương trình “State of the Union” của kênh truyền hình CNN hôm 23/2, Đặc phái viên của ông Trump tại Trung Đông Steve Witkoff tiết lộ rằng, ông mong đợi một thỏa thuận trong tuần này cho phép Mỹ đóng vai trò lớn hơn trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản của Ukraine.


Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa. Những biện pháp này không chỉ châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại, mà còn làm lung lay niềm tin vào hệ thống thương mại tự do mà Mỹ từng dẫn dắt.
Các cơ quan liên quan của Myanmar đã có buổi làm việc với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar về kết quả tìm kiếm cứu nạn và giai đoạn tiếp theo trong chiều tối muộn ngày 3/4, tại Thủ đô Naypyidaw.
Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
0