Chiêm ngưỡng Bảo vật quốc gia phù điêu Kala Núi Bà

Trong 33 bảo vật quốc gia vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký quyết định công nhận, Phù điêu Kala Núi Bà có niên đại thế kỷ XIV, đang lưu giữ tại Bảo tàng Phú Yên là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thuộc nền văn hóa Chăm Pa với nhiều giá trị văn hóa độc đáo.

Phù điêu Kala Núi Bà được phát hiện trong cuộc khai quật di tích Núi Bà (thôn Mỹ Thạnh Đông, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) vào năm 1993. Sau khi phát hiện và đưa về bảo quản, trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên, phù điêu Kala Núi Bà được nhiều nhà khoa học và những người làm công tác bảo tàng quan tâm nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu khẳng định, phù điêu Kala Núi Bà có niên đại vào thế kỷ XIV thuộc phong cách nghệ thuật điêu khắc Tháp Mẫm. Hiện chưa phát hiện được chiếc đầu Kala nào có niên đại sau thế kỷ XIV. Điều này tạo nên giá trị độc bản của phù điêu Kala Núi Bà.

Phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) được công nhận là bảo vật quốc gia. Ảnh: TTXVN.

Phù điêu được tạo tác trên khối đá hình lá nhĩ, đế bằng, đỉnh nhọn. Phía trước của khối đá thể hiện khuôn mặt Kala nhìn thẳng. Kala có miệng rộng, 8 răng chạm nổi to, dài thò ra ngoài; trong đó có 2 răng nanh và 6 răng cửa. Môi trên cong. Râu xung quanh miệng dày, xếp thành từng đường thẳng. Ở hai bên miệng, mỗi bên có 3 sừng ngắn mọc từ dưới lên. Mũi to tròn nhưng đã bị vỡ, sống mũi ngắn và gãy. Hai mắt to tròn, lồi ra phía trước, đuôi mắt xếch ngược lên phía trên. Lông mi quanh mắt rậm, đuôi lông mi xoắn lại hình ốc. Trên trán có chuỗi hạt hình tròn. Bờm dày tạo thành 4 lớp. Mặt phía sau để trống, có dấu tích nhiều vết đục nhằm tạo phẳng bề mặt một cách tương đối.

Cách phân chia bố cục, tạo hình khối hài hòa, cân xứng. Trên một diện tích nhỏ nhưng thể hiện đa dạng về chi tiết, tạo ấn tượng mạnh, biểu đạt rõ ràng thần thái của khuôn mặt Kala. Đây chính là thủ pháp tạo hình riêng biệt với tư duy thẩm mỹ đạt đến đỉnh cao, tạo nên nét độc đáo về mặt hình thức của phù điêu Kala phát hiện ở Phú Yên.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.