Chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội có chính xác?
Hơn một tuần nay, vào mỗi lúc thức giấc, điều anh Lương Triệu Dũng quan tâm nhất là vấn đề ô nhiễm không khí. App là địa chỉ anh thường xuyên truy cập để kiểm tra. Sáng nay, chỉ số AQI báo 99, tức mức cảnh báo ô nhiễm không khí ở mức trung bình khiến anh đỡ lo lắng hơn sau chuỗi ngày dài ở mức không tốt, thậm chí rất không tốt.
Anh Lương Triệu Dũng, phường Phương Liệt, quận Hoàng Mai, chia sẻ: "Không phải ngày nào cũng như vậy, như hôm nay mọi người có thể thấy là Hà Nội có vẻ khá trong lành và đỡ hơn mọi hôm. Hiện tại chỉ số đã dưới 100 và tôi hy vọng Hà Nội có thể cải thiện chất lượng không khí hơn nữa".
Hai kênh thông tin thường được mọi người kiểm tra là “aqicn.org” của Đại sứ quán Mỹ đặt tại Hà Nội, thường đo các chỉ số về nồng độ bụi mịn PM2.5 và trang thông tin “iqair.com”. Tuy nhiên, theo công bố, Đại sứ quán Mỹ chỉ có một trạm quan trắc duy nhất, do vậy, số liệu tại một trạm không thể là thước đo đánh giá chính xác và đầy đủ trên phạm vi toàn thành phố.
Còn với trang thông tin “iqair.com”, dữ liệu không khí Thủ đô được tổng hợp từ Cổng thông tin quan trắc môi trường của thành phố Hà Nội, kết hợp với các nguồn dữ liệu quan trắc khác. Xong số liệu đo đều tính ở cụ thể một trạm quan trắc, một vị trí đặt máy và chỉ với một mốc thời gian cụ thể.
Bà Lê Thanh Thủy, Phó trưởng phòng quản lý môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho hay: "Tôi ví dụ như cái máy sensor của Airvisual chẳng hạn, bây giờ họ đặt ở một địa điểm công trường xây dựng và đánh giá thành phố Hà Nội là ô nhiễm nhất thì chúng ta không đủ cơ sở. Và cái máy này, ở các nước trên thế giới, nó được dùng để tìm ra các điểm nóng để chúng ta tiếp tục kiểm tra, đánh giá nguyên nhân chứ chúng ta không thể đánh giá cả một vùng của Hà Nội".
Một trong 13 trạm quan trắc ô nhiễm của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được đặt tại quận Cầu Giấy có phạm vi đo các chỉ số quanh bán kính 200m. Để có kết quả chung về mức độ ô nhiễm môi trường toàn thành phố, cần có nhiều trạm quan trắc liên tục, tự động và phải được lắp đặt rải khắp. Kết hợp với đó là đánh giá kiểm kê các nguồn phát thải gây ô nhiễm và dữ liệu thời tiết thì mới phân tích ra kết quả cuối cùng. Mật độ trạm càng dày, chỉ số quan trắc ô nhiễm càng sát thực.
"Để đánh giá Hà Nội có phải thành phố ô nhiễm nhất thế giới như hiện một số nguồn thông tin đưa ra, cần có bằng chứng khoa học chứ không thể lấy thông tin ở một điểm của một tổ chức nào đó để chúng ta khẳng định", bà Lê Thanh Thủy nói.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, với mức độ ô nhiễm không khí gia tăng thời gian qua tại Hà Nội, các app chỉ là một trong những kênh thông tin để tham khảo, không thể mặc định là nguồn tin chính thống.
TS Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho biết: "Chúng ta nên tham khảo nhiều kênh thông tin. Ngược lại, với các cơ quan Nhà nước, cũng cần làm sao để các app chúng ta thuận tiện hơn, nâng cao số lượng trạm lên để người ta thấy, với những chuyện như thế người ta sẽ dùng nhiều hơn, người ta sẽ tham khảo nhiều hơn".
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, với sự quan tâm của người dân về chất lượng không khí Hà Nội thời gian qua, hiện, đơn vị đang phối hợp với các chuyên gia của Trường Đại học Quốc Gia xây dựng mô hình dự báo ô nhiễm không khí trong vòng 7 ngày. Đây sẽ là kênh thông tin đáng tin cậy để mỗi người dân có thể nhận biết chất lượng không khí tại nơi mình sinh sống và trên toàn thành phố.


Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Tạp chí Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, chiến sĩ CAND trong giai đoạn mới" tại Hà Nội, ngày 9/4.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền từ quận tới cơ sở quận Ba Đình (Hà Nội) đã triển khai nhiều nhiệm vụ mới, phát sinh trong quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội vào sáng 10/4 để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng, trong đó có nhóm vấn đề tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Việt Nam - Hoa Kỳ nhất trí khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các thỏa thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của hai bên.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 10/4. Với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Thời tiết Hà Nội sáng 10/4 được dự báo tăng nhiệt tuy sáng sớm vẫn se lạnh và có sương mù. Tối và đêm trời nhiều mây, khả năng mưa nhỏ vẫn xuất hiện ở một vài nơi.
0