Các thương vụ M&A đáng chú ý trong năm 2024

Trong năm 2024, thị trường M&A tại Việt Nam chứng kiến sự nhộn nhịp trở lại của các thương vụ M&A, không chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn quốc tế mà còn chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước.

Sự gia tăng số lượng các thương vụ được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu tái cấu trúc, mở rộng thị phần và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Điều này đã góp phần thúc đẩy Việt Nam trở thành thị trường mua bán sáp nhập có sự tăng trưởng hơn so với các quốc gia trong khu vực.

Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư trọng điểm của Keppel với 25 dự án và tổng vốn đăng ký khoảng 3,8 tỷ USD. Gần đây, một công ty con của Keppel đã ký thỏa thuận mua 70% cổ phần của Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Công nghệ Quốc gia ADG (ADG), có trụ sở tại Việt Nam.

Một xu hướng đáng chú ý trong hoạt động M&A hiện nay là sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước. Không chỉ là đối tượng bị thâu tóm, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác và sáp nhập trên thị trường. Đặc biệt đối với doanh nghiệp cần gia tăng sức cạnh tranh, mở rộng quy mô hoạt động.

Xét về cơ cấu, hoạt động giao dịch M&A 9 tháng của năm 2024 chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực bất động sản chiếm 53%, tiêu dùng thiết yếu chiếm 14%, và công nghiệp chiếm 21%. Ba lĩnh vực này chiếm tổng cộng 88% giá trị giao dịch và nằm trong top những thương vụ M&A lớn nhất. Các chuyên gia kinh tế dự báo, trong 2025 hoạt động M&A sẽ có sự mở rộng thêm nhiều lĩnh vực mới.

Đặc biệt, các ưu đãi thuế, cải cách quy định kinh doanh và hỗ trợ chiến lược cho các ngành có tốc độ tăng trưởng cao sẽ định vị Việt Nam là một thị trường hấp dẫn cho dòng vốn xuyên biên giới. Kết hợp với trọng tâm phát triển hạ tầng và số hóa, các yếu tố này có thể tạo động lực lớn thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam và trở thành điểm sáng của ngành tại Đông Nam Á.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.

Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.

Giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước ngày 4/4 tiếp tục lao dốc theo đà giảm của giá vàng thế giới, xuống dưới 102 triệu đồng/lượng.

Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.

Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.

Thị trường chứng khoán ngày 4/4 tiếp tục lao dốc. Ngay khi thị trường mở cửa, đà bán tháo điên cuồng đã khiến thị trường bốc hơi hơn 70 điểm, chạm đáy 1.158,43 điểm.