Biến vải vụn thành sản phẩm hình rồng chào năm Giáp Thìn

Những ngày cận tết, tại xưởng may nhỏ rất đặc biệt khi không một tiếng người, chỉ có thanh âm kỳ cạch của máy may, tiếng sột soạt của vải vụn. Nhưng chính từ "phân xưởng" kỳ lạ ấy, những chú Rồng thổ cẩm nhồi bông đặc biệt đã được tạo nên, sẵn sàng cho năm Giáp Thìn sắp tới.

Nằm nép mình trong con phố nhỏ tại khu vực quận Hà Đông, xưởng may Kymviet là nơi làm việc của cộng đồng những người khuyết tật, trong đó đa số là người khiếm thính bẩm sinh.

Theo thông lệ, cứ tới dịp gần Tết cổ truyền, những thợ may "không thể nói" tại Kymviet sẽ cho xuất xưởng sản phẩm tượng trưng là linh vật của năm mới. Năm nay, sản phẩm chính là những chú thú nhồi bông hình rồng.

Mẫu rồng "đặc biệt" nhất trưng bày tại Kymviet có lớp ngoài bằng lụa và thổ cẩm, kết hợp cùng nhiều chất liệu truyền thống khác. Để "tạo hình", nhóm thiết kế đã nghiên cứu, chắt lọc các đường nét, họa tiết Rồng trong truyền thống rồi kết hợp với nhau một cách tinh tế.

Kymviet biến vải vụn sản phẩm hình rồng chào năm mới

Năm nay, xưởng may của những người khiếm thính cũng cho ra mắt sản phẩm Rồng thổ cẩm với kích cỡ nhỏ để phục vụ những người có nhu cầu.

Anh Phạm Việt Hoài - CEO Kymviet: "Từ tháng 6, tháng 7 là mình đã có ý tưởng để lên thiết kế và chỉnh sửa mẫu. Trong bản thiết kế, tổ thiết kế sẽ chắt lọc những cái tinh hoa nhất của Rồng, bởi vì rồng Việt qua các đời vua đều có nét đặc trưng riêng, để làm sao đưa vào con rồng thật hài hoa".

"Thợ may" tại xưởng này chính là những người khiếm thính. Họ dồn tất cả tâm huyết của mình vào từng đường nét của sản phẩm. Bên cạnh thú nhồi bông, năm nay, xưởng may của anh Hoài cũng cho ra mắt sản phầm đồng hồ có biểu tượng Rồng dựa trên nguyên mẫu linh vật thêu trên long bào đời Nguyễn. Tất cả được in và được xử lý bền, không bị cong vênh.

Đồng hồ có biểu tượng Rồng dựa trên nguyên mẫu linh vật thêu trên long bào đời Nguyễn

Anh Phạm Việt Hoài - CEO Kymviet: "Mẫu thì tổ thiết kế sẽ phải tìm hiểu về văn hoá Việt, con rồng đời nào, nhà Lý, Trần hay nhà Nguyễn. Điều đó là tổ thiết kế phải nghiên cứu để làm sao đưa vào sản phẩm mang văn hoá, có hồn của người Việt, không chỉ bán ở trong nước mà chúng tôi mong muốn sản phẩm đến tay bạn bè quốc tế..."

Chị Nguyễn Thị Thuỳ Trang - Nhân viên của Kymviet: "Tôi cũng đang nghĩ đến kế hoạch cho Tết sắp tới. Tôi có gia đình, bố mẹ ở quê và cần có những phần quà làm quà tết cho họ hàng, anh em thì tôi đang có ý tưởng như vậy. Năm nay là năm con rồng, mà sản phẩm con rồng ở Kymviet rất đẹp, vậy nên tôi nghĩ sẽ chọn đó là món quà cho tất cả người thân của tôi".

Những sản phẩm tinh xảo đẹp mắt này đang được thị trường yêu thích, không chỉ bởi sự sáng tạo kì công của người thực hiện bởi nó còn mang trên mình khát khao cống hiến cho xã hội của những người yếu thế.

Rồng là biểu tượng của vua chúa, là linh vật tồn tại lâu đời nhất trong truyền thuyết. Năm nay nhiều người chọn mua linh vật rồng đón chào năm mới với hy vọng đón giàu sang, phú quý và bình an.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.

Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.