Bảo vệ dữ liệu cá nhân cần được luật hóa

Bộ trưởng Bộ Công an dự kiến thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Năm 2024 chứng kiến sự bùng nổ rao bán thông tin người dùng, dữ liệu trên hệ thống các doanh nghiệp, diễn đàn, mạng xã hội. Thậm chí, các chuyên gia nghiên cứu bảo mật của CyberNews đã phát hiện mật khẩu của gần 10 tỉ tài khoản trực tuyến bị rò rỉ trên mạng. Đây được xem là một trong những vụ rò rỉ thông tin cá nhân lớn nhất lịch sử.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp lớn, chẳng hạn như Công ty VNG, cũng để lộ hơn 163 triệu tài khoản khách hàng; Công ty Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh để lộ hơn 5 triệu email và hàng chục ngàn thông tin thẻ thanh toán VISA, thẻ tín dụng của khách hàng.

Hệ quả rõ nhất là tình trạng tràn lan các thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản. Ước tính trong năm 2024, người Việt mất tới 18.900 tỷ đồng do lừa đảo trực tuyến; có tới 66,24% người dùng xác nhận thông tin của họ từng bị sử dụng trái phép.

Bộ Công an cũng đã phát đi cảnh báo về tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân phổ biến, công khai. Các dữ liệu này có thể bao gồm thông tin cơ bản như: họ tên, giới tính, số điện thoại… cho đến những thông tin có tính bảo mật, riêng tư cao như: số dư tài khoản ngân hàng, thông tin hộ khẩu, tài khoản tiết kiệm...

Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có chế tài hành chính, hình sự về dữ liệu cá nhân. Quy định xử phạt các hành vi vi phạm, xâm hại đến thông tin cá nhân đã có nhưng nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau.

Luật sư Nguyễn Thị Tươi, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, chia sẻ: "Hiện tại, quy định cũng có rồi nhưng chưa đồng bộ. Chúng ta cần một văn bản có tính nguyên tắc, văn bản luật có giá trị pháp lý cao để quy định. Vậy nên, việc cho ra đời Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là cần thiết".

Dữ liệu cá nhân là bí mật riêng tư, là tài sản trên không gian số, là quyền cơ bản của người dân. Các chuyên gia nhận định, dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đưa ra các quy định chặt chẽ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi thu thập, sử dụng, mua bán, chiếm đoạt trái phép dữ liệu cá nhân nhằm răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội. Tuy nhiên, dù hành lang pháp lý có chặt chẽ tới đâu thì ý thức sử dụng mạng xã hội và trách nhiệm của người dùng vẫn là yếu tố quyết định hàng đầu.

Trước đó, tại Nghị định 147 về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng của Chính phủ đã yêu cầu người dùng buộc phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân. Tuy nhiên, các mạng xã hội lại tự ý yêu cầu người dùng phải xác thực bằng cách tải lên ảnh ảnh căn cước hoặc chứng minh nhân dân - chứa nhiều thông tin cá nhân mà không ai có thể kiểm soát được sẽ đi về đâu.

Tới đây, người dân đặt kỳ vọng vào Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân với những quy định bao quát, chi tiết, đủ sức răn đe nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân cần cảnh giác và không nên thực hiện theo các yêu cầu từ những cuộc gọi có dấu hiệu mạo danh nhằm mục đích lừa đảo.

Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị lực lượng Công an vào cuộc để chấm dứt tình trạng nhiều môi giới rao bán suất mua nhà ở xã hội với mức chênh cả tỷ đồng.

Thời gian qua rất nhiều ngân hàng lan truyền cảnh báo về bẫy lừa đảo nhập sai mật khẩu ngân hàng, chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Lực lượng Quản lý thị trường cả nước sẽ kiểm tra, ngăn chặn hành vi vi phạm đối với thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, xì gà nhập lậu, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội ra quyết định tạm giữ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Xuân Thực về hành vi chống người thi hành công vụ.

Sau 8 tháng thi công, hình hài sân khấu nổi trên mặt hồ và khán đài ngoài trời của dự án cải tạo hồ Đống Đa đã dần thành hình. Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 7 năm nay và được kỳ vọng là một trong những điểm nhấn cảnh quan của Thủ đô.