Australia nỗ lực bảo vệ thú mỏ vịt

Trung tâm cứu hộ thú mỏ vịt lớn nhất thế giới nằm tại vườn thú Taronga Western Plains ở Australia vừa chào đón 4 con thú mỏ vịt đầu tiên đến nơi đây.

Bốn con thú mỏ vịt được nhận nuôi gồm 2 con cái và 2 con đực. Chúng đã được tìm thấy từ nhiều địa điểm khác nhau ở phía tây bang New South Wales.

Là loài đặc hữu ở Australia, với mỏ và chân có màng, cựa có nọc độc, thú mỏ vịt là một trong hai loài động vật có vú đẻ trứng duy nhất trên thế giới và dành phần lớn thời gian dưới nước vào ban đêm.

Hiện nay, thú mỏ vịt ngày càng bị đe dọa bởi việc mất đi môi trường sống, các loài săn mồi hoang dã và bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt như hạn hán và cháy rừng.

Chỉ có 23 con thú mỏ vịt được sinh ra trong vườn thú này kể từ năm 1943. Nhiều con đến nay đã không còn sống.

Thú mỏ vịt

Mối lo ngại về việc thú mỏ vịt bị tuyệt chủng đã tăng cao kể từ vụ cháy rừng nghiêm trọng vào cuối năm 2019, tàn phá 12,6 triệu héc ta rừng trong khu vực và hủy hoại môi trường sống của loài thú mỏ vịt. Các nhà khoa học ước tính 3 tỷ con thú đã chết trong đợt cháy rừng nói trên tại Australia.

Tiến sỹ Phoebe Meagher, chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã, Hiệp hội bảo tồn Taronga, cho biết: “Cuối năm 2019, đầu năm 2020, loài thú mỏ vịt đã bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy trong sự kiện Mùa hè đen. Số lượng loài này tiếp tục suy giảm sau một đợt hạn hán gần đây, cho thấy môi trường sống của thú mỏ vịt đang bị mất đi với tốc độ thực sự đáng báo động.

Chúng tôi đã nhận được các cuộc gọi từ khắp bờ biển phía đông về việc giải cứu thú mỏ vịt đang bị bỏ lại. Chúng tôi đã giải cứu được 7 con từ miền nam Australia. Nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi có thể làm. Điều này khiến chúng tôi nhận ra nhu cầu cấp thiết của việc cần phải có các cơ sở để giải cứu các quần thể thú mỏ vịt nếu muốn bảo vệ loài này”.

Loài thú mỏ vịt đã bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy trong sự kiện Mùa hè đen

Trung tâm cứu hộ thú mỏ vịt được xây dựng từ năm 2021, với tổng vốn đầu tư lên tới 8 triệu đô la Mỹ, để giúp loài động vật này có một nơi trú ẩn khẩn cấp khi thiên tai xảy ra. Cơ sở hiện đại này gồm các dòng suối nhiều tầng và bờ đất để thú mỏ vịt có thể đào hang.

Các nhà nghiên cứu có thể theo dõi thú mỏ vịt bằng camera quan sát, hình ảnh nhiệt và máy ghi dữ liệu môi trường.

Dự án nhằm ngăn chặn sự suy giảm của loài này trước tình trạng biến đổi khí hậu và mất môi trường sống.

Thú mỏ vịt hiện được xếp vào loài được bảo vệ ở Australia

Tiến sỹ Phoebe Meagher, chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã, hiệp hội bảo tồn Taronga, cho biết: “Trung tâm này cho phép chúng tôi nghiên cứu thú mỏ vịt theo cách mà chúng tôi chưa từng làm được trước đây. Chúng tôi sẽ tìm hiểu các yếu tố nào giúp làm tăng khả năng sinh sản thành công của thú mỏ vịt. Chúng tôi muốn biết cách nhân giống loài động vật này và từ đó đưa con cái của chúng trở lại tự nhiên”.

Thú mỏ vịt hiện được xếp vào loài được bảo vệ ở Australia và các chuyên gia cho rằng nếu không có sự can thiệp mạnh tay, loài vật này có thể sẽ dần biến mất trong một vài thập kỷ tới.

Thú mỏ vịt nổi tiếng khó sinh sản trong môi trường nuôi nhốt, đặt ra nhiều thách thức với công tác bảo tồn loài động vật đẻ trứng này trước nguy cơ tuyệt chủng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.