10 sự kiện, vấn đề tiêu biểu của Thủ đô năm 2024

Với vị trí, vai trò là Thủ đô của cả nước, Hà Nội luôn tiên phong, gương mẫu trong triển khai các nghị quyết của Trung ương để các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống, lan tỏa đến từng người dân. Do vậy, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Thủ đô đã đạt được những kết quả to lớn ở nhiều phương diện.

Trong ngày cuối cùng của năm 2024, Đài Hà Nội xin được điểm lại 10 sự kiện, vấn đề tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.

1. Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn hệ thống chính trị của Thành phố.

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã đổi mới mạnh mẽ tư duy, phong cách, phương thức lãnh đạo trong năm nay. Công tác tuyên giáo tích cực tham mưu các cấp ủy đảng xây dựng, ban hành chủ trương, định hướng lớn.

Trong đó, Hà Nội luôn gương mẫu, đi đầu trong thực hiện chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng, của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và tinh gọn bộ máy. 

Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thường xuyên được quan tâm, chỉ đạo. Công tác dân vận phát huy vai trò trong triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Hoạt động của HĐND các cấp được đánh giá là hình mẫu tiêu biểu. Cải cách hành chính được đẩy mạnh. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng hướng mạnh về cơ sở.

Tổng bí thư Tô Lâm cho rằng: "Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Trung ương và phát huy truyền thống của đất nước cũng như truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, bản lĩnh và ý chí tự lực, tự cường cùng với tinh thần đổi mới, năng động sáng tạo, Đảng bộ Thành phố Hà Nội luôn luôn bám sát những quan điểm chỉ đạo và vận dụng sáng tạo tư tưởng sáng tạo của Trung ương gắn với thực tiễn của Thủ đô Hà Nội".

2. Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, tạo thể chế, hành lang pháp lý quan trọng, là cơ hội để Hà Nội phát huy tiềm năng, nội lực bước vào kỷ nguyên mới.

Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua với cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Thủ đô phát huy tự chủ, tháo gỡ các nút thắt, huy động nguồn lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững. 

Ông Nguyễn Khắc Định - Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu: "Kết quả biểu quyết như sau: Tán thành 462 đại biểu bằng 95,06%. Như vậy Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủ đô sửa đổi với số phiếu tán thành rất cao. Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội".

3. Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt - Định hình tương lai phát triển Thủ đô.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, qua đó tạo không gian và động lực cho sự phát triển bứt phá của Thủ đô Hà Nội.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô cũng được lập với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng: "Các đồng chí cũng cần đổi mới tư duy, cũng như cải tiến, đổi mới phương thức, cách làm. Với tinh thần nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sức mạnh từ nhân dân".

4. Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 25 năm Thành phố vì hòa bình - Dấu ấn mạnh mẽ với nhân dân và bạn bè quốc tế.

Chuỗi kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được tổ chức trang trọng đã giúp mỗi công dân tự hào về Thủ đô, lan tỏa tình yêu Hà Nội, tạo niềm tin về tương lai tươi sáng trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu: "Những thành tựu quan trọng đạt được qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Hà Nội có ý nghĩa vô cùng to lớn tạo nên thế và lực mới cho Thủ đô phát triển".

5. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn vượt hơn 500.000 tỷ đồng - Khẳng định vai trò “Đầu tàu kinh tế”.

- GRDP của Thủ đô đạt 6,52%, tăng hơn cùng kỳ năm trước 5,99%. 

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt 500.000 tỷ đồng. 

- Thu hút vốn FDI đạt trên 2 tỷ USD.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng: "Năm nay, GRDP của Thủ đô đạt 6,52%, tăng hơn cùng kỳ năm trước 5,99%, phải nói rất là nỗ lực. Điều này thể hiện chúng ta đã vào cuộc rất nhiều mặt trận, từ sự quyết tâm chung đến những chương trình cụ thể. Bằng một loạt các vấn đề, tháo gỡ khó khăn, cải cách hành chính, chuyển đổi số, nói chung là rất nhiều việc thì chúng ta mới có được kết quả chung như vậy".

6. Hà Nội tiên phong trong việc thực hiện Chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ, dẫn đầu về đổi mới sáng tạo năm 2024. 

Hà Nội đã tiên phong thí điểm nhiều tiện ích số, như: hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp lý lịch tư pháp trên VNeID, phổ cập thanh toán không tiền mặt… Cùng với đó, thành phố cũng khai trương Trung tâm phục vụ hành chính công và Trung tâm dữ liệu chính. Nền tảng “iHanoi” đã gắn kết chính quyền và người dân Thủ đô.  

7. Phát triển công nghiệp văn hóa - Thúc đẩy mạnh mẽ du lịch, tạo động lực phát triển mới của Thủ đô. 

Hà Nội đã phát triển đa dạng sản phẩm công nghiệp văn hóa.Thành phố được nhiều tổ chức quốc tế bình chọn là địa điểm du lịch hấp dẫn. Số lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 2024 đạt 27,86 triệu lượt, tăng 12,7% so với năm 2023. 

8. Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển; an sinh và phúc lợi xã hội được bảo đảm toàn diện.

Quy mô giáo dục mở rộng và phát triển, đứng đầu cả nước. An sinh và phúc lợi xã hội được bảo đảm toàn diện, như:

- Tạo việc làm mới cho 178,7 nghìn lao động. 

- Trên 203.000 đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

- Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo

- MTTQ thành phố kêu gọi 331,053 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. 

9. Khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm, đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của Thủ đô.

Bên cạnh đó, Hà Nội còn hoàn thành các tuyến đường gắn với phát triển đô thị, cụ thể như: Dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội bắt đầu vận hành thương mại, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, Cung thiếu nhi Hà Nội và Bệnh viện nhi Hà Nội.

10. An ninh trật tự được đảm bảo; diễn tập khu vực phòng thủ được đổi mới cả về nội dung, hình thức, quy mô và tuyệt đối an toàn.

Hà Nội đã tổ chức thành công cuộc diễn tập khu vực phòng thủ quy mô lớn nhất từ trước tới nay. An ninh chính trị được giữ vững, đồng thời bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu trọng điểm và hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các sự kiện quan trọng.

Để có được những thành tích kể trên, đó là sự ủng hộ của trung ương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung sức của mỗi người dân Thủ đô.

Và để cùng nhìn lại những thành công này, trong Chương trình Giao thừa đặc biệt tối nay, phát sóng trực tiếp trên kênh H1 - bắt đầu từ 19h, Đài Hà Nội sẽ điểm lại 10 sự kiện tiêu biểu này như một dấu ấn đáng nhớ của Thủ đô ta. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thông tin Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục - những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội - bị khởi tố vì liên quan đến hành vi sản xuất hàng giả đang nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào chiều ngày 4/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng.

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề chính sách thuế đối ứng mà Mỹ áp dụng với các nước, trong đó có Việt Nam cũng như quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ cùng trao đổi để sớm ký một thỏa thuận song phương giữa hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 29/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.

Một sự cố vật nuôi "lái xe" đã xảy ra tại Trung Quốc, cảnh báo các tài xế về sự an toàn khi để chó, mèo trên ô tô.