Xét xử phiên thứ hai vụ án Vạn Thịnh Phát
Đối với tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới", cơ quan công tố xác định, từ 2012 đến 2022, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 23 công ty (12 công ty tại Việt Nam và 11 công ty, tổ chức nước ngoài) để chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam. Trong đó, 21 công ty đã thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định tổng cộng 1,5 tỷ USD - khoảng 35.360 tỷ đồng và thực hiện 152 giao dịch nhận tiền từ nước ngoài về khoảng 3 tỷ USD, tương đương 71.360 tỷ đồng.
Tổng số tiền bà Lan bị cáo buộc vận chuyển trái phép qua biên giới là 4,5 tỷ USD. Toàn bộ số tiền bà Lan chỉ đạo nhân viên chuyển ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam được thực hiện qua SCB. Từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/10/2022, SCB đã báo cáo Cục Phòng chống rửa tiền 313.705 giao dịch chuyển đi, nhận về và 151 báo cáo giao dịch đáng ngờ.
Theo Nghị định 116 của Chính phủ thì trước thời điểm khởi tố vụ án ngày 7/10/2022, 85 công ty thuộc Vạn Thịnh Phát chuyển tiền ra nước ngoài và 63 công ty nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam đều không thuộc các đối tượng “bị điều tra, truy tố, xét xử, nằm trong danh sách cảnh báo, liên quan đến người bị kết án”, nên Cục Phòng chống rửa tiền không có cơ sở để xác định trong số các giao dịch trên có giao dịch liên quan đến hoạt động rửa tiền, vận chuyến tiền.
Với 151 báo cáo giao dịch đáng ngờ, lại không có danh sách các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát chuyển và nhận tiền về từ nước ngoài, nên cũng không có cơ sở để phân tích, nghi ngờ.

Còn Vụ quản lý ngoại hối lại không có chức năng kiểm tra, thanh tra hoạt động ngoại hối của các tổ chức, cá nhân nên quá trình theo dõi số liệu tổng hợp của SCB cung cấp, Vụ không có cơ sở để phát hiện sự bất thường.
Như vậy, không có căn cứ xem xét trách nhiệm của Cục Phòng chống rửa tiền, Vụ quản lý ngoại hối, điều này cho thấy phải kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để đảm bảo chặt chẽ về các điều kiện chuyển tiền.
Ở tội "Rửa tiền", cơ quan công tố xác định, từ tháng 1/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt tổng cộng 445.700 tỷ đồng từ hành vi "tham ô tài sản" 415.600 tỷ đồng (đã bị xét xử ở giai đoạn một vụ án) và "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là 30.081 tỷ đồng. Để hợp pháp hóa toàn bộ số tiền này, bà Lan đã chỉ đạo những người thân tín lên phương án rút, chuyển tiền khỏi hệ thống Ngân hàng SCB.
Phiên tòa vẫn tiếp tục truy xét nội dung lừa đảo 30.081 tỷ qua việc phát hành trái phiếu khống của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm.


Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, hành vi của Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs đã có đủ căn cứ để xử lý hình sự về hai tội danh: Sản xuất, buôn bán hàng giả và Tội lừa dối khách hàng. Mức hình phạt cao nhất theo Bộ luật hình sự là chung thân.
Sau khi gây tai nạn khiến một người đàn ông tử vong tại chỗ, một cô gái bị thương nặng, chiếc ô tô kéo lê chiếc xe máy hơn 100m rồi tiếp tục bỏ chạy trong tình trạng nổ lốp trước.
Nhiều người cao tuổi thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò tuổi cao gương sáng, tích cực lao động, phát triển kinh tế gia đình.
Tính chung quý I/2025, toàn thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 54.100 lao động, đạt 32% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Nikol Pashinyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia vào chiều ngày 4/4, theo giờ địa phương.
Đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt là một trong các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, là dịp để chỉnh huấn, chỉnh quân, tự kiểm điểm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện công tác chuyên môn.
0