Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha qua đời
Với hơn 50 năm cống hiến cho nền âm nhạc và văn học Việt Nam, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha đã làm nên một dấu ấn khó phai.
Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc như "Chiều không em" (nhạc Huy Du), "Về Hải Phòng" (nhạc Phú Quang); ông còn là tác giả của nhiều tác phẩm âm nhạc có giá trị, như: "Miền Trung" (phổ thơ Hoàng Trần Cương), "Quy Nhơn" (thơ Văn Cao). Nguyễn Thụy Kha còn được biết tới là một “pho sử sống” trong nên âm nhạc nước nhà với nhiều tác phẩm nghiên cứu, phê bình âm nhạc có giá trị, như: "Văn Cao - Người đi dọc biển" (1992), "Nửa thế kỷ Tân nhạc Việt Nam" (1998) và "Những gương mặt âm nhạc thế kỷ" (2000). Những cuốn sách này đã trở thành tài liệu tham khảo quan trọng cho các thế hệ yêu mến âm nhạc Việt Nam.
PGS.TS nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Phó Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch Liên hiệp Các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam - chia sẻ: "Trong lĩnh vực âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha đã có một sự bao quát rộng mở, từ những bước đi đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam cho đến những thế hệ sau, ông đều có một sự quan tâm và phân tích với con mắt của một nhà lý luận âm nhạc. Ông là một tấm gương về lao động nghệ thuật, một tấm gương về sự tôn trọng lịch sử".
Từ một người lính thông tin, Nguyễn Thụy Kha đã rẽ lối gắn bó với âm nhạc từ năm 18 tuổi, khi sáng tác ca khúc đầu tiên. Với tư cách là nhà phê bình âm nhạc, Nguyễn Thụy Kha có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu và lưu giữ giá trị tinh hoa của âm nhạc Việt Nam. Ông dành cả đời để tìm hiểu, phân tích và viết về những nhạc sĩ đã làm nên diện mạo âm nhạc Việt Nam hiện đại, từ đó giúp thế hệ sau hiểu hơn về quá trình phát triển của nền nhạc Việt.
Ông được trao nhiều giải thưởng tiêu biểu: Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam liên tục từ 1996-2005; Giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật Việt Nam năm 2004 và gần đây nhất là Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2003.
Nhạc sĩ Thụy Kha ra đi để lại rất nhiều di sản quý giá về âm nhạc và văn học nước nhà, những tác phẩm của ông sẽ còn được lưu truyền và được rất nhiều thế hệ Việt Nam ghi nhớ.


Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đã hóa thân thành chiến sĩ không quân trong MV “Phi đội ta xuất kích” để khắc họa về cuộc sống huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các chiến sĩ, nhằm có thể lan tỏa tinh thần yêu nước nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - tác phẩm điện ảnh về đề tài chiến tranh nhận được nhiều lời khen ngợi, chạm đến cảm xúc của khán giả bởi sự khắc họa chân thực, khắc nghiệt của địa đạo Củ Chi.
Thanh Hằng, Lan Khuê, Minh Tú, Minh Triệu và Lương Thùy Linh đã tạo nên một cái kết cuốn hút, góp phần thành công cho show diễn "Golden Heritage" của nhà thiết kế Lê Thanh Hoà vào tối 2/4.
Hàng trăm khán giả yêu mến nhạc Trịnh đã cùng sống lại những giai điệu đã in sâu vào trái tim bao thế hệ qua đêm nhạc “Đồng dao hòa bình”.
"Nước mắt Trạng Quỳnh" là vở chèo dân gian đặc sắc mang đậm văn hóa truyền thống Việt Nam, được Nhà hát Chèo Hà Nội vừa ra mắt phục vụ công chúng.
Bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên về những ngày hào hùng và bi tráng nơi địa đạo Củ Chi sẽ ra mắt khán giả Thủ đô vào ngày 4/4.
0