Lối đi cho phim đề tài lịch sử tại Việt Nam
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh về những điểm mới quan trọng trong Luật Điện ảnh 2022 tạo ra nhiều đột phá với việc cho phép mở rộng phạm vi đề tài và thể loại phim, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt hàng sản xuất phim từ ngân sách Nhà nước.
Nhận định xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam, Thứ trưởng cho rằng không chỉ điện ảnh Việt Nam, mà điện ảnh thế giới cũng luôn xem các tác phẩm văn học như một "mảnh đất màu mỡ" để khai thác. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Bởi thực tế, chính những bộ phim công phu, hấp dẫn được xây dựng từ chất liệu lịch sử của các nền điện ảnh nổi tiếng thế giới đã thu hút, kích thích người xem quan tâm, tìm hiểu lịch sử của những quốc gia này.
Hội thảo được chia làm hai phiên với sự tham gia của các chuyên gia, nhà văn, nhà sản xuất và các nhà làm phim nổi tiếng trong và ngoài nước. Hai chủ đề chính là: "Làm phim về đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm: Thách thức và cơ hội" và "Kinh nghiệm quốc tế cùng các giải pháp chính sách để phát triển dòng phim này". Tại đây, các nhà làm phim, đạo diễn đã chia sẻ những thách thức đối với người làm phim đề tài lịch sử, chuyển thể từ tác phẩm văn học như việc làm sao để khán giả hiểu phim điện ảnh về lịch sử khác với phim tài liệu, không so sánh với kịch bản văn học và quyền sáng tạo một số chi tiết để tác phẩm điện ảnh thêm hấp dẫn.
Tại Việt Nam, đề tài điện ảnh lịch sử và chuyển thể từ văn học đang gặp không ít thử thách. Một trong những khó khăn lớn là sự cân bằng khi đảm bảo tính chính xác về lịch sử và những sáng tạo trong các tác phẩm thuộc thể loại này.
Buổi Hội thảo đã mang đến nhiều ý kiến thực tế và quý báu từ các chuyên gia trong và ngoài nước, mở ra những hi vọng thúc đẩy công nghiệp điện ảnh Việt Nam, đặc biệt ở lĩnh vực phim lịch sử và chuyển thể văn học.
“Hà Nội trong mắt em” và “Mật lệnh hoa sữa” là hai phim thuộc dự án phim “Vì tình yêu Hà Nội” được khán giả chú ý thời gian qua. Đây là dự án phim do Đài Hà Nội sản xuất hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Sau khi đăng quang Miss International 2024, Hoa hậu Thanh Thủy chính thức bước vào một nhiệm kỳ hứa hẹn bận rộn tại Việt Nam, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Để đảm bảo hiệu quả, cô sẽ làm việc với tổ chức Miss International và đơn vị giữ bản quyền tại Việt Nam nhằm xây dựng định hướng hoạt động cụ thể trong thời gian tới.
Gia nhập vào thị trường sản xuất phim điện ảnh những năm gần đây, Trấn Thành liên tục có các bộ phim nắm giữ kỷ lục doanh thu phòng vé, đưa nam nghệ sỹ đến danh hiệu “đạo diễn trăm tỷ”. Dự án phim Tết 2025, Trấn Thành sẽ quay lại với sở trường hài trong "Bộ tứ báo thủ". Teaser trailer vừa công bố đã tiết lộ đầy đủ dàn báo thủ và những màn quậy đỉnh nóc.
"Kính vạn hoa" - bộ phim được được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lần đầu lên sóng truyền hình vào năm 2004. Sau hai thập kỷ, Ngọc Trai, Anh Đào và Long Vũ - những diễn viên từng ghi dấu ấn trong phim đã chính thức tái xuất trên màn ảnh rộng.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
0