Đấu giá đất cho tổ chức sẽ đồng bộ được hạ tầng

Với nhiều ưu điểm thì đấu giá đất vẫn là hình thức được cả Nhà nước và người dân ưu tiên lựa chọn khi "đất sạch”, mang lại nguồn thu cho ngân sách.

Khu vực đất đấu giá CT3, tổng diện tích 16.000 m² thuộc ô quy hoạch C14 nằm trên mặt đường Đào Hinh, phường Phúc Đồng, được quận Long Biên đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở cho tổ chức vào cuối năm 2020.

Ngay sau khi có kết quả trúng đấu giá và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, đầu năm 2021, đơn vị trúng đấu giá đã triển khai xây dựng 128 căn nhà ở thấp tầng. Dự án hoàn thành vào đầu năm 2023. Hiện đã có 1/3 nhà hoàn thiện để ở. Theo quy hoạch, đây là dự án nhà ở đô thị, được thiết kế đồng bộ một kiểu kiến trúc, tạo mỹ quan đô thị cho khu vực.

Anh Đào Mạnh Thắng, Phó Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Song Lộc, cho biết: "Khi chúng tôi nhận trúng đấu giá này, chúng tôi phải có trách nhiệm xây dựng được nhà ở. Nhà ở của chúng tôi đã được phê duyệt thiết kế theo một mẫu thiết kế nhất định. Khi bàn giao cho khách hàng, chúng tôi bàn giao thô ở trên bản ngoài. Khi bàn giao xong, trong quá trình triển khai thi công của khách hàng, chúng tôi cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương để đảm bảo cũng như giám sát thi công đúng với các thiết kế đã được phê duyệt".

Đấu giá đất vẫn là hình thức được cả Nhà nước và người dân ưu tiên lựa chọn.

Các khu đất có ký hiệu CT7, CT8 theo quy hoạch là nhà ở cao tầng cũng đã được các đơn vị trúng đấu giá triển khai xây dựng. Tại quận Long Biên, hiện có hàng chục dự án đấu giá quyền sử dụng đất cho tổ chức đã được đấu giá thành công, các chủ đầu tư sau khi trúng đấu giá đã triển khai ngay việc xây dựng các công trình theo đúng quyết định giao đất. Điều này giúp cho việc sử dụng đất hiệu quả, tránh hoang hóa gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Những năm gần gây, việc đấu giá đất cho hộ gia đình cá nhân và đấu giá đất cả khu đã được thành phố Hà Nội chỉ đạo các địa phương đồng thời triển khai. Mục tiêu là tạo ra sự đa dạng trong các loại hình nhà ở, đất ở, giúp người dân dễ dàng tiếp cận theo khả năng và nhu cầu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, việc đấu giá đất cho hộ gia đình cá nhân đã bị giới đầu cơ chuyên nghiệp thâu tóm, mua đi bán lại, không sử dụng, gây hoang hóa, không phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai.

Không chỉ trong các quận nội thành, việc đấu giá đất cả khu để xây dựng nhà ở đồng bộ về hạ tầng cũng đã được các huyện ngoại thành triển khai trong thời gian qua. Tại các huyện như Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây, Thanh Oai, Thường Tín, hàng chục dự án đấu giá quyền sử dụng đất đã được các địa phương này triển khai xây dựng hạ tầng cơ bản để tổ chức đấu giá cả khu cho các nhà đầu tư lớn trong năm 2024. Mục tiêu là tạo nên các khu dân cư nông thôn có hạ tầng đồng bộ theo hướng đô thị. Việc này nhằm đảm bảo lựa chọn được chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh – Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng: "Chính sách này của cơ quan quản lý Nhà nước thay vì là trực tiếp quản lý thì ủy quyền cho những doanh nghiệp có bất động sản có tiềm lực thực hiện. Và tính đảm bảo của doanh nghiệp có tiềm lực đó về mặt tài chính sẽ đảm bảo tốt hơn".

Theo quy định tại Điều 126 Luật đất đai 2024, nhà đầu tư tham gia đấu giá phải có đề xuất dự án đầu tư trên khu đất đưa ra đấu giá và tiến độ thực hiện dự án. Người trúng đấu giá phải đảm bảo hoàn thành dự án theo tiến độ nhưng không quá 05 năm kể từ ngày được bàn giao đất tại thực địa.

Đây là một trong những điều kiện ràng buộc giúp cho việc đất sau khi trúng đấu giá sẽ được sử dụng đúng mục đích, tiến độ, tránh bỏ hoang hóa, lãng phí như đã từng diễn ra tại nhiều dự án trên địa bàn thành phố thời gian qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã ban hành quyết định cưỡng chế di dời đối với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không thực hiện di dời theo quy định.

Những cuộc đấu giá đất được tổ chức vừa qua tiếp tục ghi nhận mức trúng rất cao so với mặt bằng khu vực. Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra tình trạng trả giá cao nhằm mục đích lướt sóng sau đó là bỏ cọc gây ra dư luận không tốt tại một số địa phương.

Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp trên nghị trường Quốc hội là dự thảo của Chính phủ về “Nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho dự án nhà ở thương mại” nhằm tăng nguồn cung và tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở hiện nay.

Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là "toạ độ vàng".

Sự lên ngôi của thương mại điện tử đã khiến cho nhiều nơi vốn được xem là “địa điểm vàng trong kinh doanh” trở nên ế ẩm. Nhiều tuyến phố trước buôn bán sầm uất ở Hà Nội nay dày đặc biển quảng cáo cho thuê cửa hàng.

Lành mạnh hoạt động đấu giá không chỉ mang lại nguồn thu cho Nhà nước mà xa hơn chính là chống đầu cơ, thổi giá, minh bạch thị trường đem lại niềm tin cho người dân.