'Chào show': Cảm nhận văn hóa Việt bằng âm nhạc dân tộc
Mới đây, chương trình nghệ thuật "Chào show" tổ chức buổi diễn tại TPHCM, với điểm nhấn âm nhạc là tổ khúc “Giang sơn cẩm tú”, bao gồm 12 chương, được nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng sáng tác riêng, biểu diễn hoàn toàn bằng nhạc cụ truyền thống của các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Cũng vẫn là đàn bầu, đàn tơ-rưng, trống, chiêng, khèn… nhưng khán giả thực sự ấn tượng bởi được thưởng thức sự trình diễn đầy đam mê của các nghệ sĩ trong một không gian nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa công nghệ âm thanh, ánh sáng hiện đại và trình chiếu những bức ảnh nghệ thuật cổ xưa mang giá trị tinh thần đặc sắc của đất nước và con người Việt Nam.
Nghệ sĩ Cao Hồ Nga cho biết: "Trước đây đã có nhiều show diễn cho âm nhạc dân tộc, tuy nhiên, đây là một chương trình lần đầu tiên xuất hiện tại TP. HCM, là một show diễn thuần túy khi toàn bộ tiết mục đều được trình diễn bằng nhạc cụ dân tộc, không kết hợp với nhạc điện tử, nhạc giao hưởng hay các thể loại khác. Chương trình vẫn mang màu sắc rất mới, rất hiện đại".
Nghệ sĩ Nguyễn Hồ Thảo Linh chia sẻ: "Một kỷ niệm đáng nhớ là khi mình nhận tổng phổ của cả tổ phức. Tổng phổ rất khó và phức tạp. Cả nhóm đã dành hơn một tuần tìm cách phân chia 30 nhạc cụ sao cho hợp lý. Theo ý đồ của tác giả, mỗi nghệ sĩ phải chơi từ 8 đến 10 loại nhạc cụ, điều này khiến cả nhóm khá bối rối. Việc tìm ra giải pháp phù hợp tốn rất nhiều thời gian, nhưng cũng trở thành một kỷ niệm khó quên".
"Chào show" mở ra một hướng tiếp cận mới trong khai thác nghệ thuật truyền thống cho du lịch TP.HCM, tạo thêm lựa chọn trải nghiệm cho du khách. Những chương trình như thế này vừa giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, vừa góp phần định hình bản sắc văn hóa của thành phố.
Ông Nguyễn Khắc Anh, Giám đốc dự án bày tỏ: "Khi thực hiện những chuyến đi vòng quanh thế giới, tôi nhận thấy hầu hết các quốc gia đều có những chương trình giới thiệu âm nhạc, ẩm thực và văn hóa của họ, trong khi Việt Nam chưa có. Điều đó khiến tôi trăn trở. Khi xây dựng chương trình, tôi tin rằng đây sẽ là một sản phẩm cần thiết cho du lịch đêm của TP. HCM và Việt Nam nói chung. Chương trình này sẽ mang đến một cách giới thiệu Việt Nam hoàn toàn mới, chưa từng có trước đây".
Có thể thấy, việc phát triển các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc không chỉ góp phần bảo tồn giá trị truyền thống mà còn tạo lợi thế cạnh tranh, giúp TP. HCM thu hút du khách và nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch quốc tế.


Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đã hóa thân thành chiến sĩ không quân trong MV “Phi đội ta xuất kích” để khắc họa về cuộc sống huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các chiến sĩ, nhằm có thể lan tỏa tinh thần yêu nước nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - tác phẩm điện ảnh về đề tài chiến tranh nhận được nhiều lời khen ngợi, chạm đến cảm xúc của khán giả bởi sự khắc họa chân thực, khắc nghiệt của địa đạo Củ Chi.
Thanh Hằng, Lan Khuê, Minh Tú, Minh Triệu và Lương Thùy Linh đã tạo nên một cái kết cuốn hút, góp phần thành công cho show diễn "Golden Heritage" của nhà thiết kế Lê Thanh Hoà vào tối 2/4.
Hàng trăm khán giả yêu mến nhạc Trịnh đã cùng sống lại những giai điệu đã in sâu vào trái tim bao thế hệ qua đêm nhạc “Đồng dao hòa bình”.
"Nước mắt Trạng Quỳnh" là vở chèo dân gian đặc sắc mang đậm văn hóa truyền thống Việt Nam, được Nhà hát Chèo Hà Nội vừa ra mắt phục vụ công chúng.
Bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên về những ngày hào hùng và bi tráng nơi địa đạo Củ Chi sẽ ra mắt khán giả Thủ đô vào ngày 4/4.
0