Truy tố Chủ tịch Tập đoàn FLC cùng hai em gái ruột
Ngày 9/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ban hành cáo trạng truy tố bị can Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) cùng hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế về các tội "Thao túng thị trường chứng khoán" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cùng hai tội trên, Viện Kiểm sát đề nghị truy tố 41 người là cựu nhân viên của FLC, các đơn vị thẩm định giá, kiểm toán.

Riêng bốn người thuộc sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) bị truy tố về một trong hai tội nêu trên hoặc tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; ba người thuộc vụ giám sát Công ty đại chúng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam bị truy tố tội "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".
Theo cáo trạng, từ 2017 - 2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo hai em gái Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga, cùng nhiều thuộc cấp mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục để thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, ngân hàng nhằm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán với mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.
Cáo trạng cho rằng, em gái ông Quyết đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán bằng cách liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán với khối lượng lớn chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa và đóng cửa giao dịch; đặt lệnh mua, bán cổ phiếu sau đó hủy lệnh.
Các hành vi thao túng trên bị cáo buộc tạo ra cung cầu giả và "thổi" giá đối với 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm FLC.
Điển hình như mã HAI, đẩy giá từ 3.700 đồng/cổ lên tới 22.500 đồng/cổ trước khi bán tháo, thu lợi bất chính 238 tỷ đồng. Hay với mã cổ phiếu FLC, cơ quan tố tụng xác định được "thổi" từ 3.050 đồng lên hơn 21.000 đồng/cổ phiếu, thu lợi bất chính 397 tỷ đồng. Tổng cộng, thông qua việc thao túng 5 mã chứng khoán, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây thiệt hại 723 tỷ đồng cho các nhà đầu tư.

Ngoài hành vi thao túng 5 mã chứng khoán, Viện Kiểm sát còn cho rằng ông Trịnh Văn Quyết, có hành vi nâng khống vốn điều lệ của Công ty Cổ phần xây dựng FLC Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, thu tiền của các nhà đầu tư.
Cụ thể, Công ty Faros được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ khởi đầu 1,5 tỷ đồng. Giai đoạn 2014 – 2016, Trịnh Văn Quyết làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống cho doanh nghiệp này từ 1.197 tỷ đồng lên tới 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần.
Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Hành vi gian dối trong việc nâng khống vốn điều lệ rồi niêm yết, bán cổ phần để thu tiền này bị Viện Kiểm sát xác định là "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".


Công an thành phố Hà Nội đang tìm các bị hại của vụ án trộm cắp tài sản tại tòa HH2 Bắc Hà (Hà Nội) và đánh bạc tại Thanh Hóa, đều xảy ra vào tháng 4/2025.
Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn do một cán bộ địa phương tổ chức và chỉ đạo.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết xin được áp dụng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù đối với tội "Thao túng thị trường chứng khoán".
Thái Ngọc Anh - tài xế taxi thu 4,2 triệu đồng của hai người dân vùng cao đã bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Ngôi nhà 4 tầng tại Khu đô thị Văn Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội sau tiếng nổ lớn. Vụ việc khiến hai người tử vong.
Lực lượng Cảnh sát Giao thông Hà Nội đã và đang tăng cường các đợt kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
0