Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài Việt Nam tại Pháp

Hoạt động "Quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam và Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài” vừa được khai mạc vào tối 14/9/2024.

Đây là hoạt động văn hóa nghệ thuật quy mô quốc gia và quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cùng các cá nhân, trong nước và nước ngoài đồng tổ chức.

Hoạt động "Quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam và Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài” được khai mạc vào tối 14/9/2024.

40 tác phẩm của các họa sỹ, nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu đang hoạt động, nghiên cứu, sáng tác sơn mài Việt Nam thể hiện giá trị thẩm mỹ đặc biệt, đặc sắc với vẻ đẹp kỳ diệu ẩn sâu dưới lớp sơn vừa sang trọng, vừa lộng lẫy lại rất đằm thắm, tinh tế của nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Có thể kể đến: tác phẩm Ngày mùa - hoạ sĩ Thành Chương; tác phẩm Việc làng - họa sĩ Phan Cẩm Thượng; tác phẩm Phơi lưới - họa sĩ Lê Văn Hải; tác phẩm Quê nhà - họa sĩ Nguyễn Trường Linh; tác phẩm Bóng nước - họa sĩ Công Kim Hoa; tác phẩm Men and Women - họa sĩ Đoàn Thị Thu Hương; tác phẩm Người phụ nữ trong Hoàng cung - họa sĩ Bùi Hữu Hùng, tác phẩm điêu khắc Gà đẻ trứng vàng, Ngựa - nghệ nhân, họa sĩ Nguyễn Tấn Phát…

Tác phẩm Bóng mẹ - hoạ sĩ Nguyễn Thành Chương.
Tác phẩm Người đàn bà trong Hoàng Cung - hoạ sĩ Bùi Hữu Hùng.
Tác phẩm Em bé và lồng chim - hoạ sĩ Đỗ Thị Kim Đoan.
Tác phẩm Bụi cây - hoạ sĩ Nguyễn Đình Quang.
Tác phẩm Bóng nước - hoạ sĩ Công Kim Hoa.

Nghề sơn cổ truyền của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ thế kỷ XV-XVI, với kỹ thuật pha chế sơn bằng phương pháp thủ công. Các phường thợ, nghệ nhân xưa đã tạo ra chất liệu màu có đặc tính độc đáo, quyến rũ như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, kết hợp với son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai. Họ sử dụng chế tác ra các sản phẩm mỹ nghệ như hoành phi, câu đối, bàn kỷ, ngai thờ, tô đắp tượng phật, sơn son thếp vàng các đồ dùng, kiệu võng...

40 tác phẩm của các họa sỹ, nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu đang hoạt động, nghiên cứu, sáng tác sơn mài Việt Nam.

Khi Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, nhiều thế hệ giảng viên và sinh viên của trường đã tìm tòi phát hiện thêm nhiều vật liệu để tạo màu từ vỏ trứng, vỏ ốc, cật tre... Đặc biệt kỹ thuật mài đã tạo nên nghệ thuật sơn mài độc đáo. Thuật ngữ “sơn mài” cũng xuất hiện từ đó. Với sự cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu và trực tiếp thực hành, rồi tìm thêm chất liệu, màu sắc và kỹ thuật thể hiện, phương pháp biểu hiện, các nghệ sĩ đã làm thăng hoa hoa nghệ thuật sơn mài, mang lại giá trị nghệ thuật cao, được lưu lại đến hôm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.