TP.HCM: Nhiều cơ sở nha khoa, thẩm mỹ 'chui' bị xử phạt
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM quyết định xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện thẩm mỹ E-STAR địa chỉ 59 Nguyễn Hữu Cầu, phường Tân Định, Quận 1 (TP.HCM) số tiền 160 triệu đồng. Lý do: cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh không có giấy phép hoạt động; quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động. Cơ sở này bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn 18 tháng, buộc phải tháo gỡ, xóa quảng cáo khi chưa có giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh.
Công ty TNHH một thành viên dịch vụ AI Medicall địa chỉ 78 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, bị xử phạt với mức 120 triệu đồng, đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh 4,5 tháng và buộc gỡ, xóa bảng quảng cáo trái phép. Thanh tra Sở Y tế chỉ rõ, đơn vị này đã sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc, hình dạng, cân nặng… khi không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. Bà Nguyễn Thị Thúy Kiều, nhân viên công ty này bị xử phạt 35 triệu đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp 1 triệu đồng có được do vi phạm khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.
Công ty TNHH phòng khám chuyên khoa Viện thẩm mỹ quốc tế MT Korea địa chỉ số 5 đường số 6, Phường 10, quận Gò Vấp, bị xử phạt 111 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời gian 4 tháng.
Thanh tra Sở Y tế xử phạt nhiều cơ sở nha khoa khác như Công ty cổ phần Nha khoa Delia Sài Gòn số tiền 45 triệu đồng, Công ty TNHH Nha khoa Blue Gem (quận Bình Thạnh) 8 triệu đồng...
Theo số liệu của Thanh tra Sở Y tế, từ đầu năm đến nay, đã có 10 cơ sở kinh doanh đăng ký chữ "bệnh viện" trong tên doanh nghiệp, bị xử lý vi phạm hành chính. Các cơ sở này chủ yếu là phòng khám chuyên khoa mắt, răng hàm mặt, cơ sở thẩm mỹ, chăm sóc da… Điều này đã gây nhầm lẫn cho người dân trong việc lựa chọn dịch vụ y tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh tại các cơ sở này.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.
Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.
Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).
Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.
0