Tổng thống Trump gọi Triều Tiên là 'cường quốc hạt nhân'

Trong bài phát biểu khi trở lại Phòng Bầu dục, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gọi CHDCND Triều Tiên là "cường quốc hạt nhân", đồng thời bày tỏ lạc quan về "tình bạn" với nhà lãnh đạo lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau khi ông nhậm chức.

 

Phía Triều Tiên rất hài lòng và mãn nguyện khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump coi Triều Tiên là quốc gia có vũ khí hạt nhân. Không chỉ có ông Trump, tân Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cũng có cùng quan điểm. Do đó, việc coi Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chắc chắn là nhận thức và quan điểm mới của Mỹ. 

Cả trên danh nghĩa lẫn trong thực chất, sự công nhận của cặp quyền lực Trump/Hegseth trong chính quyền mới ở nước Mỹ là sự đề cao có ý nghĩa chiến lược rất to lớn đối với Triều Tiên. Ông Trump đã đẩy Triều Tiên lên vị thế mới trong chính trị thế giới. Cho tới nay, chưa có quốc gia nào trên thế giới chính thức coi Triều Tiên là quốc gia có vũ khí hạt nhân mà mới chỉ có Triều Tiên tự nhận như vậy.

Ở nhiệm kỳ Tổng thống trước đó, ông Trump gây dựng và duy trì mối quan hệ cá nhân rất đặc biệt và khá khăng khít với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nhưng chưa từng lần nào công khai coi Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - cùng thuộc diện được gọi chung là cường quốc hạt nhân. Đối với Triều Tiên, sự công nhận trên của ông Trump và ông Hegseth không khác gì "cầu được ước thấy".

Sự đề cao Triều Tiên của phía Mỹ lại diễn ra chỉ một ngày sau khi ông Trump chính thức trở lại cầm quyền ở nước Mỹ. Trong suốt quá trình vận động tranh cử Tổng thống và từ sau khi đắc cử Tổng thống đến nay, ông Trump gần như không đề cập đáng kể gì tới Triều Tiên, tới chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như tới mối quan hệ cá nhân của mình với ông Kim Jong-un. Do đó, việc đề cao Triều Tiên vào thời điểm này không chỉ cho thấy nhận thức mới của Mỹ về tiềm lực quân sự và quốc phòng của Triều Tiên, mà còn báo hiệu chính quyền mới ở Mỹ có cách tiếp cận khác về xử lý tổng thể quan hệ của Mỹ với Triều Tiên, bắt đầu dành ưu tiên chính sách cao hơn cho quan hệ của Mỹ với Triều Tiên. Cụ thể là chuyển từ ngăn cản Triều Tiên chế tạo và sở hữu vũ khí hạt nhân sang ngăn cản Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân. 

Việc ông Trump đề cao Triều Tiên khiến Hàn Quốc và Nhật Bản càng thêm quan ngại, đặc biệt về khả năng Triều Tiên sẽ tận lợi tối đa từ đó để gây hấn thêm với họ, quan ngại vì sẽ bị ông Trump ép buộc phải nhượng bộ trên nhiều phương diện. Ông Trump dùng Triều Tiên để lôi kéo Triều Tiên xa cách Trung Quốc và Nga, làm rạn nứt liên thủ giữa Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nga và Mỹ ngày 10/4 đã tiến hành trao đổi tù nhân mang hai quốc tịch tại Thủ đô Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), tờ Wall Street Journal đưa tin.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông không chờ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Một trận động đất có độ lớn 5,9 đã xảy ra ngoài khơi tỉnh Nam Papua, miền Đông Indonesia trong ngày 10/4.

EU quyết định hoãn thực thi các biện pháp áp thuế trả đũa với Mỹ trong vòng 90 ngày, tạo cơ hội cho đàm phán với Tổng thống Donald Trump.

Các phái đoàn của Nga và Mỹ đã tới thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự vòng đàm phán mới.

Trước những dấu hiệu Nga có thể phát động một đợt tấn công mới, Anh và Pháp đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai lực lượng quốc tế tới Ukraine để giám sát bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai.