Tổng thống Donald Trump: Mỹ cần Greenland

Khi ký một loạt sắc lệnh hành pháp tại Nhà Trắng trong ngày đầu tiên nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Donald Trump đã nói với các phóng viên có mặt rằng: "Greenland là một nơi tuyệt đẹp. Chúng ta cần nó để duy trì an ninh quốc tế".

Tổng thống Donald Trump cho biết, ông chắc chắn sẽ đạt được tiến bộ trong các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Đan Mạch. Để duy trì vùng lãnh thổ hải ngoại này, Đan Mạch cũng đã tiêu tốn rất nhiều tiền. Ông Trump cũng cho biết, người dân Greenland không hài lòng với Đan Mạch và có ấn tượng tốt với Mỹ.

Ngay trước khi nhậm chức, ông Trump đã nhiều lần bày tỏ ý định mạnh mẽ muốn giành quyền kiểm soát Greenland. Ông cho biết vào ngày 7/1 rằng, khi xem xét "nhu cầu an ninh kinh tế" của Mỹ, ông sẽ không loại trừ khả năng giành quyền kiểm soát Greenland thông qua "ép buộc quân sự hoặc kinh tế".

Ông Trump không loại trừ khả năng giành quyền kiểm soát Greenland thông qua "ép buộc quân sự hoặc kinh tế". Nguồn: Greenland Tours  

Greenland là một lãnh thổ rộng lớn nhưng chỉ có 56.000 người sinh sống, không chỉ vì lạnh mà còn vì 81% diện tích đảo là sông băng. Nhưng băng đang dần tan chảy, để lộ ra "kho báu" tài nguyên trên đảo. 

Thêm vào đó là vị trí chiến lược thuận lợi của hòn đảo. Đảo này nằm trên ranh giới Greenland - Iceland - Anh, tuyến phòng thủ chống tàu ngầm của NATO ở Bắc Đại Tây Dương. Kiểm soát được hòn đảo sẽ giúp kiểm soát toàn bộ Bắc Đại Tây Dương và tuyến đường vào đó từ Bắc Băng Dương.

Câu chuyện về việc mua Greenland của Mỹ đã bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước. Năm 1868, bộ trưởng ngoại giao Mỹ William Seward từng định mua Greenland, nhưng vấp phải phản đối của các nhà lập pháp. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn giữ ý tưởng về việc sở hữu Greenland.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.

Ngành công nghệ thế giới đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng, cho thấy rõ áp lực không ngừng mà các "ông lớn" đang phải đối mặt trong hành trình đổi mới và thích nghi.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng “đích thân” gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.