Thị trường trái phiếu đang có dấu hiệu tích cực
Nhìn lại diễn biến của thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 có thể thấy sự chuyển biến lớn tích cực đang diễn ra.
Sau khi một số doanh nghiệp vi phạm về phát hành trái phiếu bị truy tố trong năm 2022, thị trường này gần như đóng băng trong quý IV/2022 và quý I/2023, chỉ bắt đầu sôi động trở lại từ tháng 6/2023 đến nay.
Số liệu được công bố đến ngày 22/12/2023, có 25 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công, với tổng giá trị phát hành đạt hơn 16.000 tỷ đồng, giảm 54% so với tháng trước đó, nhưng vẫn cao gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế đến ngày 22/12/2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đạt khoảng 249 nghìn tỷ đồng, tương đương so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 12/2023, ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ lớn nhất, với tổng giá trị phát hành đạt khoảng 13.000 tỷ đồng, chiếm gần 81% tổng giá trị phát hành.


Tiền điện tử bị bán tháo mạnh vào đầu tuần tại châu Á, cho thấy tâm lý tránh rủi ro rõ ràng trên khắp các thị trường, khi thời hạn áp dụng thuế đối ứng mức cao của Mỹ đang đến gần.
Thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái điều chỉnh sâu, sau thông tin Mỹ áp mức thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn được đánh giá là điểm sáng dài hạn.
Đóng cửa phiên giao dịch tuần này, giá vàng thế giới niêm yết trên sàn Kitco đã giảm mạnh, xuống còn 3.036,8 USD/ounce.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tuần biến động mạnh, chủ yếu do thông tin về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường chứng khoán có 5 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt, từ ngày 8-11/4, với mức cao nhất là 120%.
Nhiều ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, với tỷ lệ lên đến 25% bên cạnh chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao 25-30% nhằm tăng vốn.
0