Tập trung đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn

Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" vừa được phê duyệt. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam cần đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực đại học trở lên phục vụ ngành này.

Để đáp ứng được nhu cầu này, trong khi thời gian chỉ còn 5 năm, việc xã hội hóa đào tạo nhân lực thông qua hợp tác ba bên gồm Nhà nước - Nhà trường và các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng.

Cô giáo Phạm Thanh Huyền - Giảng viên trường Đại học Giao thông Vận tải là một trong những giảng viên chính sẽ tham gia giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật máy tính, lĩnh vực mới tuyển sinh của trường Đại học Giao thông Vận tải. Để có kiến thức sâu hơn về lĩnh vực này, cô tham gia vào khoá học Thiết kế vi mạch do nhiều tập đoàn công nghệ lớn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Cô Phạm Thanh Huyền chia sẻ: “Khi một ngành mới, chúng tôi muốn đào tạo ra những sinh viên có lý thuyết tốt, thực hành tốt. Hơn nữa những phần mềm sinh viên sử dụng chính là phần mềm của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không phải đào tạo lại. Đó là lí do vì sao tôi có mặt trong khoá học này. Tôi rất kỳ vọng là những gì mình tích luỹ được sẽ là điều tôi có thể truyền lại cho sinh viên của mình”.

Để đạt được mục tiêu đề ra về nhân sự ngành bán dẫn, thúc đẩy hợp tác các bên Nhà nước - Nhà trường - các doanh nghiệp là nhóm giải pháp đầu tiên được thúc đẩy, trong 7 nhóm giải pháp được tập trung thực hiện. Các doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng chung tay cùng Việt Nam trong việc đẩy nhanh hơn việc đạt được mục tiêu 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn vào năm 2030.

Bà Đàm Thị Hồng Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Vietpay cho biết: “Chúng tôi cung cấp bản quyền phần mềm giúp các trường có điều kiện tiếp cận với ngành công nghiệp bán dẫn”.

Nhiều chuyên gia đánh giá, việc thu hút các tập đoàn công nghệ lớn tham gia còn giúp nâng cao chất lượng, tăng khả năng kết nối giữa quá trình đào tạo với thực tiễn công nghệ và nhu cầu của doanh nghiệp.  

Trong công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa khẳng định ngành vi mạch bán dẫn tiếp tục là 1 trong 3 lĩnh vực công nghệ cao cần được tăng cường đào tạo. Việc thu hút sự tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trong lĩnh vực mũi nhọn này.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.