Sớm áp thuế cao với người có nhiều nhà, đất
Bởi trên thực tế, để đảm bảo việc thu thuế đó một cách minh bạch, công bằng, ngoài Luật chúng ta vẫn đang thiếu công cụ để tính toán đo lường. Đó là một hệ cơ sở dữ liệu đồng bộ, hiện đại với khung giá ổn định và độ chính xác cao.
Sẽ áp thuế cao với những trường hợp có nhiều nhà đất (hay đánh thuế cao với người sở hữu từ BĐS thứ hai) đã được Trung ương nêu trong Nghị quyết 18 (từ năm 2022), tuy nhiên đến nay chủ trương này vẫn chưa được thể chế hóa thành các điều luật cụ thể. Một khu đô thị bỏ hoang với những căn biệt thự cả chục tỷ bỏ không trong sự lãng phí và tiếc nuối. Chắc chắn nó sẽ bớt đi khi có cơ chế đánh thuế với người nhiều BĐS.

Tuy nhiên vẫn không ít lo ngại việc đánh thuế phải căn cứ vào diện tích, không được tận thu, mở rộng nguồn thu và phải đánh thuế đúng đối tượng. Đặc biệt liên quan đến đất thừa kế, nhiều ý kiến lo ngại sẽ bị áp thuế cao theo kiểu “người đầu cơ đất”. Nội dung này cũng đã được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khi còn trên cương vị người đứng đầu Bộ Tài nguyên Môi trường nêu quan điểm.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết: "Cần tính hạn mức sử dụng đất cho từng địa phương, chẳng hạn có nơi 300 m2, 500 m2, có nơi 1.000 m2. Nếu người dân dùng đất trong hạn mức đó sẽ tính thuế thấp. Người sử dụng đất vượt hạn mức sẽ bị tính thuế cao hơn, người dùng đất vượt hạn mức ba đến bốn lần thì sẽ có mức thuế cao hơn tương ứng”.

Năm 2015, Chính phủ từng đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai. Lấy thị trường nhà đất TP.HCM làm thí điểm nhưng sau đó không được thông qua do nhiều ý kiến phản biện. Tới năm 2022, vấn đề này lại một lần nữa được áp dụng. Tuy nhiên sau khi lấy ý kiến, các bộ ngành cho rằng chưa nên đánh thuế nhà, đất thứ hai tại TP.HCM vì chính sách này "không đảm bảo tính công bằng trong nhiều trường hợp". Tại kỳ họp bất thường lần thứ tư Quốc hội khóa XV vừa diễn ra, nội dung này cũng đã chưa được đề cập trong Luật Đất đai (sửa đổi) mới dù rằng đã từng được bàn thảo trước đó.
Như vậy sớm qui định về mức thuế cao hơn với người nhiều đất, nhiều nhà là việc "chưa" có quy định trong Luật (lần này) chứ không phải là "không" làm. Bởi xét trên thực tế. Để đảm bảo việc thu thuế đó một cách minh bạch, công bằng, ngoài Luật chúng ta vẫn đang thiếu công cụ để tính toán, đo lường. Đó là một hệ cơ sở dữ liệu đồng bộ với khung giá ổn định và độ chính xác cao. Có một ý kiến khá hay như thế này: Tùy từng địa phương để xác định diện tích hay giá trị đất làm bình quân. Những người chiếm hữu nhiều hơn phải đánh thuế luỹ tiến theo tỷ lệ, gấp hai lần thì thuế suất khác, gấp 3 - 5 lần mức bình quân thì áp thuế suất khác. Như vậy chính sách này không ảnh hưởng đến người nghèo và những người thu nhập thấp.


Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.
Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.
Hà Nội liên tục khởi công những cây cầu, thông nhiều tuyến đường, kết nối giao thông khu vực nội đô với các vùng ven, tạo động lực cho việc phát triển các khu đô thị vệ tinh.
Liên danh Công ty TNHH Flamingo Hải Tiến và Công ty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải đã tổ chức Lễ khởi công dự án Nhà ở xã hội Color Home Lê Hồ tại phường Lê Hồ, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Du lịch khởi sắc đã đem lại nhiều hy vọng cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt đối với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe.
0