Phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện là yêu cầu khách quan

Phát triển Thừa Thiên Huế phải toàn diện theo hướng "bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững" là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược. Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại lễ công bố quyết định quy hoạch Thừa Thiên Huế, trong sáng 6/4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối từ Bắc vào Nam, có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển - đầm phá. Đây cũng là cố đô lịch sử, thành phố di sản với 5 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Vì vậy, theo người đứng đầu chính phủ, Thừa Thiên Huế cần tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh" khi triển khai các quy hoạch. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống, đột phá phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, ứng phó biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tỉnh phải phát huy hiệu quả 3 trung tâm động lực kinh tế, bố trí nguồn lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả không gian phát triển.

Đầu tư phát triển yếu tố con người, bảo đảm công bằng, tiến bộ, an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Đẩy mạnh, phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, công nghiệp phục vụ cho chế biến, chế tạo, chuỗi sản xuất - cung ứng cho khu vực, thế giới; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Gợi mở một số giải pháp trọng tâm để Thừa Thiên Huế thực hiện quy hoạch. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tỉnh phải phát huy hiệu quả 3 trung tâm động lực kinh tế, bố trí nguồn lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả không gian phát triển. Kinh tế biển, kinh tế du lịch, kinh tế di sản cần được định hướng "xanh, số, tuần hoàn".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100 của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã tích cực triển khai có hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Bộ Xây dựng vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức giao thông phục vụ phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong thời gian một tháng.

Hà Nội đang xuất hiện tình trạng phương tiện có dấu hiệu chở quá tải trọng, cơi nới thành thùng, chạy với tốc độ cao, làm rơi vãi vật liệu gây nguy hiểm cho người đi đường.

Trong 3 ngày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Cục Đường bộ VN yêu cầu các Trạm thu phí đường bộ tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, chủ động xả trạm để giải tỏa phương tiện khi ùn tắc.

Ban quản lý dự án sân bay Long Thành đang đồng loạt triển khai nhiều gói thầu lớn, tăng tốc thi công, sẵn sàng bay hiệu chuẩn trước 30/4