Phát huy giá trị thành phố hoà bình trong giai đoạn mới
Trong thời gian tới, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan cho biết sẽ thực hiện nhiều hoạt động cụ thể, đổi mới nội dung và phương thức đối ngoại nhân dân góp phần định vị thương hiệu Hà Nội - thành phố vì hoà bình, thành phố sáng tạo; là điểm đến an toàn, nơi ký kết, hòa giải, kết nối khu vực và toàn cầu.
Hình ảnh nguyên thủ nhiều quốc gia khi đến Hà Nội thoải mái đạp xe, đi dạo bộ quanh hồ Gươm hay tham quan nhiều di tích đã khẳng định thương hiệu của một thành phố hoà bình, tạo nên một sức mạnh mềm Việt Nam, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Ông Đào Quyền Trưởng - Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hoá và UNESCO, Bộ Ngoại giao, chia sẻ: “Những hoạt động như thế này sẽ giúp chúng ta quảng bá mạnh mẽ hơn nữa hình ảnh của người dân Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, văn hoá của Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Hà Nội chúng ta đã và đang làm rất tốt rồi. Thời gian tới thì sẽ cùng với các bộ, ban ngành, các địa phương làm sao chúng ta phát huy hơn nữa danh hiệu rất cao quý này mà tổ chức UNESCO đã dành tặng cho Hà Nội. Mỗi người dân, mỗi cơ quan tổ chức của chúng ta cũng phải cùng tham gia vào quá trình đó”.
Tại tọa đàm “Hà Nội - thành phố vì hoà bình 25 năm hội nhập và phát triển”, các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, các vị đại sứ, đại diện cho bạn bè quốc tế và các tầng lớp nhân dân đã góp thêm tiếng nói của những người yêu Hà Nội. Mục tiêu đặt ra là trong thời gian tới, Hà Nội sẽ phát huy tốt hơn các danh hiệu đã được UNESCO trao tặng.
Ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, cho hay: “Từ danh hiệu thành phố vì hoà bình năm 1999 đến danh hiệu thành phố sáng tạo do UNESCO trao tặng vào năm 2010, với Hà Nội, đây không phải là có thêm danh hiệu để tự hào mà còn là động lực để Thủ đô vươn lên bằng tinh thần sáng tạo, hướng đến sự phát triển bền vững.
Hà Nội là một thành phố lịch sử, giàu tiềm năng di sản văn hoá, ẩm thực phong phú. Tôi rất vui khi được sống tại thành phố này”.
Ủy ban Quốc gia UNESCO cho biết sẽ tiếp tục đồng hành với Hà Nội tập trung vào ba giải pháp thiết thực, đó là: tăng cường hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, chú trọng kết nối di sản với phát triển du lịch và thúc đẩy huy động nguồn lực.
Trong kỳ họp vào tháng 12 tới, UBND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ trình HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về vùng phát thải thấp nhằm cụ thể hóa quy định tại Khoản 2, Điều 28, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024.
HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng ba khu công nghiệp tại các huyện Thường Tín và Sóc Sơn.
Các đơn vị chức năng quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tiến hành xác định giá đất để triển khai giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Tô Ngọc Vân.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6004/QD-UBND về việc phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố”.
Để bảo đảm nguồn cung nông sản cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội đang tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây trồng vụ đông, phấn đấu diện tích canh tác tăng 3.000 - 4.000 ha so với kế hoạch từ đầu năm.
Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay (20/11) do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì.
0