Nhật Bản lo ngại về phân loại thực phẩm chức năng
Công ty dược phẩm Kobayashi có trụ sở tại Osaka đã thu hồi nhiều sản phẩm, bao gồm cả thực phẩm bổ sung "Beni-koji choleste-help", được bán trên thị trường để giảm cholesterol, sau khi thực phẩm bổ sung có chứa gạo men đỏ, hay còn gọi là "beni-koji", có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Tính đến ngày 29/3 đã có báo cáo về 5 trường hợp tử vong và hơn 100 trường hợp nhập viện liên quan đến các sản phẩm này, với gần 700 người đang tìm kiếm hoặc có ý định tìm kiếm sự tư vấn y tế.
Sự cố này đã làm dấy lên mối lo ngại đáng kể trong công chúng Nhật Bản về việc phân loại thực phẩm chức năng y tế của nước này, đặc biệt là hệ thống ghi nhãn được đưa ra vào năm 2015, cho thấy nó có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng gây tổn hại đến sự an toàn của người tiêu dùng.

Trước năm 2015, Nhật Bản phân loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe thành hai nhóm chính: “Thực phẩm dành cho mục đích sức khỏe cụ thể” và “Thực phẩm chức năng dinh dưỡng”. Năm 2015, Cơ quan Các vấn đề Người tiêu dùng (CAA) của Nhật Bản đã phát động sáng kiến ghi nhãn "Thực phẩm có Công bố Chức năng" (FFC). Hệ thống mới này cho phép các công ty như Kobayashi đánh giá và ghi lại một cách độc lập các lợi ích sức khỏe cũng như thuộc tính chức năng của sản phẩm trước khi tiếp thị mà không cần phải có sự chấp thuận của cơ quan chính phủ Nhật Bản.
Nhiều người dân Tokyo đã chỉ trích cách thức hoạt động của hãng dược Kobayashi.
Việc ghi nhãn chức năng thực phẩm' của Kobayashi chỉ yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký, cho phép công ty tự kiểm chứng độ an toàn. Điều này thiếu khách quan và ẩn chứa rủi ro. Thực phẩm chức năng có lợi cho cơ thể. Nhưng nếu thành phần mơ hồ, không tìm hiểu kỹ lưỡng và phân tích, các vấn đề tương tự có thể phát sinh - một người dân thành phố Tokyo bày tỏ lo ngại.
Hệ thống quản lý của Kobayashi còn thiếu sót. Họ có thể đã không điều tra các báo cáo ban đầu một cách nghiêm túc, dẫn đến việc công bố thông tin ra công chúng bị trì hoãn, một người khác bức xúc.
Nhiều người đã lên tiếng lo ngại rằng một số tập đoàn lớn của Nhật Bản quá chú trọng đến lợi ích kinh tế mà bỏ qua sự an toàn.


Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.
Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.
0