Người dân Ấn Độ chán dùng TikTok?
Từng là thị trường lớn nhất của TikTok cho tới tháng 6/2020, quốc gia đông dân nhất thế giới bất ngờ ban hành lệnh cấm TikTok và một số ứng dụng nổi tiếng khác của Trung Quốc với lý do bảo vệ an ninh quốc gia và quyền riêng tư của người dùng Ấn Độ. Quyết định có phần chớp nhoáng đã tạo nên cơn sốc đối với 200 triệu người làm nội dung trên TikTok ở Ấn Độ - những người đã quá quen thuộc với việc sử dụng và kiếm tiền từ ứng dụng này. Tuy nhiên, sau bốn năm, nhiều người đã quen dần với cuộc sống không TikTok và tìm ra những lựa chọn thay thế.
Cô Nitigya Joshi - Nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội cho biết: “Bốn năm trước, TikTok bị cấm tại Ấn Độ nên những nhà sáng tạo nội dung đã loay hoay mất một thời gian khi ứng dụng này là nguồn thu nhập và nơi cập nhật cuộc sống của họ. Nhưng rồi ai cũng phải nỗ lực gây dựng lại từ đầu ở một nền tảng khác".

Lệnh cấm có thể khiến các nhà sáng tạo nội dung và người bán hàng trên mạng xã hội lao đao nhất thời, nhưng với các ứng dụng của Ấn Độ và Mỹ, đây lại là chiến thắng lớn trên đường đua lấp đầy khoảng trống do TikTok để lại. Ngay sau khi lệnh cấm ban hành tại Ấn Độ, Instagram đã tung ra Reels, tính năng video mang dáng dấp của TikTok, còn Google giới thiệu tính năng video ngắn của riêng mình là YouTube Shorts. Trong khi đó, Roposo - một ứng dụng chia sẻ video của Ấn Độ, đã chứng kiến lượng người dùng tăng vọt khoảng 22 triệu trong 48 giờ sau khi lệnh cấm được thực hiện.
Giám đốc điều hành TikTok đánh giá việc cấm ứng dụng này tại Mỹ sẽ ảnh hưởng tới sinh kế của hàng trăm nghìn người và hơn 7 triệu doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào nền tảng này. Nhưng cách các cựu TikToker tại Ấn Độ có thể chung sống khi TikTok không còn tồn tại trên quốc gia này có thể là một ví dụ đáng tham khảo cho người dùng tại Mỹ.


Ông Andrii Portnov - cố vấn thân cận của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych - đã bị bắn chết bên ngoài một trường học ở ngoại ô Thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, vào ngày 21/5.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công bố kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mang tên “Golden Dome”, hay còn gọi là “Vòm Vàng”.
Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".
Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.
Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.
Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.
0