Nghệ thuật quốc tế là điểm nhấn trong Festival Huế 2024
Đây là thông tin được ban tổ chức Festival Huế 2024 đưa ra tại buổi họp báo chiều 9/5 tại Hà Nội. Theo ban tổ chức, Festival Huế 2024 tiếp tục khai thác các chuỗi lễ hội trải dài trong năm, từng bước xây dựng hệ thống chương trình lễ hội mới với điểm nhấn là tuần lễ âm nhạc Huế 2024 và kết thúc bằng chương trình countdown tạm biệt Festival Huế 2024 - chào đón năm mới 2025. Sự kiện do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức.
Festival Huế gồm các chương trình lễ hội đường phố đậm sắc màu văn hoá, lễ hội ánh sáng, lễ hội ẩm thực chay và lễ hội hoa đăng; những chương trình biểu diễn hấp dẫn của các nghệ sĩ tiêu biểu trong nước và quốc tế; chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại của 8 quốc gia, giới thiệu ca múa nhạc cung đình sẽ diễn ra hàng đêm tại Đại Nội Huế và các sân khấu cộng đồng khắp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Qua 24 năm tổ chức, Festival Huế đã đạt được những thành tựu nổi bật, từng bước khẳng định vị thế, góp phần tạo động lực kích cầu du lịch, bảo tồn văn hoá.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.
0