Lối đi cho phim đề tài lịch sử tại Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF VII), Hội thảo "Phát triển sản xuất phim đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học" đã thu hút sự tham gia của các nhà làm phim, chuyên gia và nhà phê bình điện ảnh trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh về những điểm mới quan trọng trong Luật Điện ảnh 2022 tạo ra nhiều đột phá với việc cho phép mở rộng phạm vi đề tài và thể loại phim, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt hàng sản xuất phim từ ngân sách Nhà nước.

Nhận định xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam, Thứ trưởng cho rằng không chỉ điện ảnh Việt Nam, mà điện ảnh thế giới cũng luôn xem các tác phẩm văn học như một "mảnh đất màu mỡ" để khai thác. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Bởi thực tế, chính những bộ phim công phu, hấp dẫn được xây dựng từ chất liệu lịch sử của các nền điện ảnh nổi tiếng thế giới đã thu hút, kích thích người xem quan tâm, tìm hiểu lịch sử của những quốc gia này.

Hội thảo được chia làm hai phiên với sự tham gia của các chuyên gia, nhà văn, nhà sản xuất và các nhà làm phim nổi tiếng trong và ngoài nước. Hai chủ đề chính là: "Làm phim về đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm: Thách thức và cơ hội" và "Kinh nghiệm quốc tế cùng các giải pháp chính sách để phát triển dòng phim này". Tại đây, các nhà làm phim, đạo diễn đã chia sẻ những thách thức đối với người làm phim đề tài lịch sử, chuyển thể từ tác phẩm văn học như việc làm sao để khán giả hiểu phim điện ảnh về lịch sử khác với phim tài liệu, không so sánh với kịch bản văn học và quyền sáng tạo một số chi tiết để tác phẩm điện ảnh thêm hấp dẫn.

Tại Việt Nam, đề tài điện ảnh lịch sử và chuyển thể từ văn học đang gặp không ít thử thách. Một trong những khó khăn lớn là sự cân bằng khi đảm bảo tính chính xác về lịch sử và những sáng tạo trong các tác phẩm thuộc thể loại này.

Buổi Hội thảo đã mang đến nhiều ý kiến thực tế và quý báu từ các chuyên gia trong và ngoài nước, mở ra những hi vọng thúc đẩy công nghiệp điện ảnh Việt Nam, đặc biệt ở lĩnh vực phim lịch sử và chuyển thể văn học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty quản lý của diễn viên Kim Soo Hyun đang đứng trước nguy cơ sụp đổ khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.

Ban Tổ chức "Anh trai say hi" vừa công bố đêm concert thứ 6 tại Hà Nội vào ngày 10/5 tại Sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội.

Ca sĩ Thanh Hà và Quốc Thiên lần đầu tiên kết hợp với nhau trong một sản phẩm âm nhạc. Sự kết hợp ăn ý từ giọng hát của hai nghệ sĩ đã mang đến màu sắc âm nhạc tươi mới và giàu cảm xúc.

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đã hóa thân thành chiến sĩ không quân trong MV “Phi đội ta xuất kích” để khắc họa về cuộc sống huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các chiến sĩ, nhằm có thể lan tỏa tinh thần yêu nước nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - tác phẩm điện ảnh về đề tài chiến tranh nhận được nhiều lời khen ngợi, chạm đến cảm xúc của khán giả bởi sự khắc họa chân thực, khắc nghiệt của địa đạo Củ Chi.

Thanh Hằng, Lan Khuê, Minh Tú, Minh Triệu và Lương Thùy Linh đã tạo nên một cái kết cuốn hút, góp phần thành công cho show diễn "Golden Heritage" của nhà thiết kế Lê Thanh Hoà vào tối 2/4.