Lo lắng vì có chứng chỉ IELTS không được miễn thi ngoại ngữ

Hàng trăm thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2023 "đứng ngồi không yên" trước nguy cơ chứng chỉ IELTS cấp từ 10/9/2022 tới 11/11/2022 không được chấp nhận quy đổi điểm.

Theo quy chế và hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2023 do Bộ GD-ĐT ban hành hồi tháng 4/2023, thí sinh có chứng chỉ IELTS 4.0 trở lên hoặc tương đương được miễn thi và tính điểm 10 môn tiếng Anh khi xét tốt nghiệp THPT. Hạn sử dụng chứng chỉ còn ít nhất tới ngày 27/6/2023.

Tuy nhiên, mới đây, Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương chỉ chấp nhận xét, miễn thi với thí sinh có chứng chỉ cấp trước ngày 10/9/2022 và sau ngày 11/11/2022.

Đại diện Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng - Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, hiện đang phối hợp với các trường THPT rà soát số lượng học sinh lớp 12 bị ảnh hưởng tới quy định điều chỉnh trên. Từ đó Sở sẽ có phương án, kiến nghị Bộ GD-ĐT có phương án phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. "Đây là quy định chung của Bộ GD-ĐT. Nhiều địa phương khác cũng đang rối về vấn đề này", đại diện Phòng Quản lý thi nói.

Trong khi đó, tại TP.HCM, thống kê ban đầu đã có hơn 700 thí sinh có chứng chỉ IELTS, thậm chí từ 7.0 trở lên nhưng không được miễn và tính điểm 10 môn tiếng Anh thi tốt nghiệp.

Hướng dẫn này của Bộ GD-ĐT liên quan đến sự kiện hoãn thi IELTS ở Việt Nam hồi đầu tháng 11 năm ngoái. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, sau ngày 10/9/2022, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải được Bộ cấp phép. Tuy nhiên, đến giữa tháng 11, các đơn vị tổ chức thi và cấp chứng chỉ IELTS mới lần lượt hoàn thiện yêu cầu này ảnh hưởng tới nhiều thí sinh thi trong khoảng thời gian trên.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.